Việc lập kế hoạch kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung được thực hiện thế nào?

Mức hỗ trợ bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung theo quy định hiện nay là bao nhiêu? Và hỗ trợ theo phương thức nào? Việc lập kế hoạch kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung được thực hiện thế nào? - Câu hỏi của anh Hiển đến từ Đồng Tháp.

Mức hỗ trợ bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung theo quy định là bao nhiêu?

Tại Điều 4 Nghị định 75/2015/NĐ-CP có quy định về mức hỗ trợ bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung như sau:

Hỗ trợ bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung
1. Đối tượng rừng: Rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên.
2. Đối tượng được hỗ trợ:
a) Hộ gia đình quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thực hiện bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng được giao có trồng bổ sung;
b) Cộng đồng dân cư thôn quy định tại Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này thực hiện bảo vệ rừng được giao.
3. Mức hỗ trợ:
a) Hỗ trợ bảo vệ rừng là 400.000 đồng/ha/năm;
b) Hỗ trợ trồng rừng bổ sung, mức hỗ trợ theo thiết kế - dự toán, tối đa không quá 1.600.000 đồng/ha/năm trong 03 năm đầu và 600.000 đồng/ha/năm cho 03 năm tiếp theo. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
4. Trách nhiệm và quyền lợi của hộ gia đình và cộng đồng dân cư thôn được hưởng chính sách bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Như vậy, về mức hỗ trợ bảo vệ rừng là 400.000 đồng/ha/năm;

Mức hỗ trợ trồng rừng bổ sung, mức hỗ trợ theo thiết kế - dự toán, tối đa không quá 1.600.000 đồng/ha/năm trong 03 năm đầu và 600.000 đồng/ha/năm cho 03 năm tiếp theo.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Hỗ trợ bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung

Hỗ trợ bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung (Hình từ Internet)

Hỗ trợ bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung theo phương thức nào?

Theo khoản 5 Điều 5 Thông tư liên tịch 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT quy định thì:

Hỗ trợ bảo vệ rừng; khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung
...
5. Phương thức hỗ trợ: Thực hiện dựa trên kết quả bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung giữa đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này với UBND cấp xã. Thời hạn thực hiện theo năm, hoặc theo kế hoạch trung hạn 3 năm, hoặc 5 năm, cụ thể:
a) Hàng năm, UBND cấp xã cùng với kiểm lâm cơ sở có trách nhiệm nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung đối với từng đối tượng nhận hỗ trợ theo hướng dẫn tại Điểm c Khoản 4 Điều 4 Thông tư này.
b) Trường hợp bên nhận hỗ trợ bảo vệ rừng; khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung để xảy ra mất rừng hoặc phá rừng hoặc không thực hiện theo thiết kế được duyệt thì phải lập biên bản xác định diện tích rừng đã mất hoặc bị suy giảm, phải xác định rõ nguyên nhân và xử lý theo quy định hiện hành.
Kết quả nghiệm thu hàng năm là căn cứ để thanh toán, quyết toán kinh phí.

Theo đó, hỗ trợ bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung theo phương thức đó là hực hiện dựa trên kết quả bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung giữa đối tượng với Ủy ban nhân dân cấp xã.

Và thời hạn thực hiện theo năm, hoặc theo kế hoạch trung hạn 3 năm, hoặc 5 năm.

Việc lập kế hoạch kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung được thực hiện thế nào?

Đối với lập kế hoạch kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung thực hiện theo Điều 7 Thông tư liên tịch 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT quy định như sau:

- Trước ngày 30 tháng 6 hàng năm, Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập kế hoạch, nhu cầu kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung.

- Đồng thời, tổng hợp trong Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm sau gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp kế hoạch chung toàn quốc, cụ thể:

Xác định diện tích, nhu cầu kinh phí hỗ trợ khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung cho từng đối tượng, từng loại rừng theo hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư liên tịch 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT và mẫu biểu 03 kèm theo Thông tư liên tịch 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT .

- Trước ngày 30 tháng 7 hàng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định nhu cầu kinh phí hỗ trợ khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung, tổng hợp chung trong Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng toàn quốc năm sau, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Bên cạnh đó, về kinh phí lập hồ sơ thiết kế, dự toán khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư liên tịch 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT như sau:

Nguồn kinh phí
...
4. Kinh phí lập hồ sơ khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng 50.000 đồng/ha; kinh phí lập hồ sơ thiết kế, dự toán khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung 900.000 đồng/ha.
Việc hỗ trợ kinh phí lập hồ sơ khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung chỉ thực hiện 01 lần trước khi tiến hành khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung.
a) Ngân sách Trung ương đảm bảo kinh phí lập hồ sơ đối với diện tích rừng thuộc Bộ, ngành quản lý.
b) Ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí lập hồ sơ đối với diện tích khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung thuộc địa phương quản lý.

Theo đó, kinh phí lập hồ sơ thiết kế, dự toán khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung 900.000 đồng/ha.

Việc hỗ trợ kinh phí lập hồ sơ hỗ trợ bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung chỉ thực hiện 01 lần trước khi tiến hành khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung.

Bảo vệ rừng Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Bảo vệ rừng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cháy rừng do tự nhiên có phải là thiên tai hay không? Khi cháy rừng xảy ra thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Nghị quyết 29/NQ-CP 2024 quy định Chương trình hành động thực hiện Kết luận 61-KL/TW ngày 17/8/2023 ra sao?
Pháp luật
Người có hành vi lấn chiếm rừng sản xuất của người khác sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ phê duyệt thiết kế công trình bảo vệ rừng sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gồm tài liệu gì?
Pháp luật
Suy thoái rừng là gì? Điều tra rừng có bao gồm nội dung điều tra, đánh giá tình trạng mất rừng và suy thoái rừng không?
Pháp luật
Có biến động về diện tích rừng nhưng không báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền thì chủ rừng có bị xử phạt không?
Pháp luật
Người nuôi trái phép các loài động vật ngoại lai xâm hại vào rừng đặc dụng thì bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Người đào phá đường lâm nghiệp thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đến 10 triệu đồng đúng không?
Pháp luật
Người vẽ hình ảnh trên bảng tuyên truyền bảo vệ rừng thì có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Pháp luật
Người tháo dỡ biển chỉ dẫn bảo vệ rừng thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo vệ rừng
1,930 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo vệ rừng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào