Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 214/2000/QĐ-BTC Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trần Văn Tá
Ngày ban hành: 28/12/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SỐ 214/2000/QĐ-BTC

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2000

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 214/2000/QĐ-BTC NGÀY 28 THÁNG 12 NĂM 2000 VỀ VIỆC BAN HÀNH CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Pháp lệnh Kế toán và Thống kê công bố theo Lệnh số 06-LCT/HĐNN ngày 20/5/1988 của Hội đồng Nhà nước và Điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước ban hành theo Nghị định số 25/HĐBT ngày 18/3/1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ);
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng; Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính Phủ; 
Căn cứ Quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp; Quyết định số 999-TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Hệ thống Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp;
Sau khi có ý kiến thoả thuận của Bộ trưởng Bộ Xây dựng tại công văn số 2313 BXD/TCKT ngày 14/12/2000;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này “Chế độ kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư”, gồm:

1. Quy định chung;

2. Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán và quy định về phương pháp lập chứng từ kế toán;

3. Hệ thống tài khoản kế toán và quy định về nội dung, kết cấu và phương pháp ghi chép tài khoản kế toán;

4. Hệ thống biểu mẫu sổ kế toán và quy định về phương pháp ghi chép sổ kế toán;

5. Hệ thống biểu mẫu báo cáo tài chính và quy định về phương pháp lập báo cáo tài chính.

Điều 2: Chế độ kế toán đơn vị chủ đầu tư áp dụng cho tất cả các đơn vị chủ đầu tư có thành lập Ban quản lý dự án và tổ chức công tác kế toán riêng thuộc doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và các đơn vị hành chính sự nghiệp. Trường hợp đơn vị chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án thì kế toán dự án đầu tư được thực hiện trên cùng hệ thống sổ kế toán của doanh nghiệp hoặc đơn vị hành chính sự nghiệp.

Điều 3: Chế độ kế toán này có hiệu lực thi hành thống nhất trong cả nước từ ngày 01/01/2001 thay thế Chế độ kế toán đơn vị chủ đầu tư ban hành theo Thông tư liên Bộ số 72 TT/LB ngày 06/12/1991 “Hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán đơn vị chủ đầu tư” của Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng.

Điều 4: Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan đoàn thể, các tổ chức xã hội ở Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm chỉ đạo, triển khai thi hành Quyết định này.

 

Trần Văn Tá

(Đã ký)

 


CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN
ÁP DỤNG CHO ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ

(Ban hành theo Quyết định số 214 /2000/QĐ-BTC
ngày 28 tháng 12 năm 2000 của Bộ Tài chính)

PHẦN THỨ NHẤT
QUY ĐỊNH CHUNG

CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1- Chế độ kế toán đơn vị chủ đầu tư áp dụng cho các đơn vị chủ đầu tư có thành lập Ban quản lý dự án và tổ chức công tác kế toán riêng. Các đơn vị chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án thì kế toán dự án đầu tư được thực hiện trên cùng hệ thống sổ kế toán của doanh nghiệp hoặc đơn vị hành chính sự nghiệp nhưng phải tuân thủ những quy định của chế độ này về nội dung, phương pháp ghi chép và mở sổ kế toán chi tiết phản ánh nguồn vốn đầu tư, chi phí thực hiện đầu tư, lập các báo cáo tài chính và quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.

Điều 2- Đơn vị chủ đầu tư phải chấp hành chế độ kế toán theo Pháp lệnh Kế toán và Thống kê, Điều lệ Tổ chức kế toán Nhà nước, các văn bản pháp quy hiện hành về kế toán, kiểm toán và những quy định tại Quyết định này.

Điều 3- Kế toán đơn vị chủ đầu tư có nhiệm vụ

1- Thu thập, phản ánh, xử lý và tổng hợp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin về nguồn vốn đầu tư hình thành (bao gồm vốn ngân sách Nhà nước cấp, vốn chủ sở hữu, vốn vay, vốn được tài trợ, viện trợ,...); tình hình chi phí, sử dụng và thanh toán vốn đầu tư; tình hình quyết toán vốn đầu tư theo cơ cấu vốn đầu tư, theo dự án, công trình, hạng mục công trình hoàn thành.

2- Tính toán và phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời số lượng và giá trị từng loại, từng thứ tài sản cố định và tài sản lưu động tăng lên do đầu tư xây dựng mang lại.

3- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành các tiêu chuẩn, định mức, các chế độ, chính sách quản lý tài chính về đầu tư và xây dựng của Nhà nước và của đơn vị; kiểm tra việc quản lý, sử dụng các loại vật tư, tài sản, tình hình chấp hành kỷ luật thanh toán, chấp hành dự toán.

4- Lập và nộp đúng hạn báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý cấp trên và các cơ quan thanh toán, cho vay và tài trợ vốn, cơ quan Thống kê. Cung cấp thông tin và tài liệu cần thiết phục vụ cho việc xây dựng dự toán, xây dựng các định mức chi tiêu cho hoạt động đầu tư và xây dựng. Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư ở đơn vị chủ đầu tư.

Điều 4- Yêu cầu công tác kế toán ở đơn vị chủ đầu tư

- Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác và trung thực mọi hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh trong quá trình đầu tư và xây dựng tại đơn vị chủ đầu tư;

- Phải đảm bảo quản lý chặt chẽ, toàn diện, liên tục mọi khoản vật tư, tài sản, tiền vốn ở đơn vị chủ đầu tư;

- Chỉ tiêu do kế toán phản ánh phải thống nhất với chỉ tiêu quy định trong dự toán về nội dung và phương pháp tính toán;

- Số liệu trong báo cáo tài chính phải cung cấp đầy đủ, trung thực, chính xác những thông tin kinh tế, tài chính cần thiết cho hoạt động quản lý và thực hiện quá trình đầu tư, quyết toán vốn đầu tư của đơn vị chủ đầu tư;

- Tổ chức công tác kế toán phải gọn, nhẹ, tiết kiệm và hiệu quả.

Điều 5- Nội dung công việc kế toán của đơn vị chủ đầu tư

Kế toán nguồn vốn đầu tư:

Phản ánh số hiện có và tình hình biến động vốn đầu tư theo từng nguồn hình thành, bao gồm: Nguồn vốn NSNN cấp, nguồn vốn chủ sở hữu của chủ đầu tư, nguồn vốn vay, nguồn vốn được tài trợ, viện trợ và các khoản hỗ trợ về đầu tư.

Kế toán sử dụng vốn đầu tư:

1- Phản ánh chi phí thực hiện đầu tư theo cơ cấu vốn đầu tư, theo dự án, công trình, hạng mục công trình.

2- Phản ánh số hiện có và tình hình biến động các loại tài sản của đơn vị chủ đầu tư, như:

- Tiền mặt, ngoại tệ tại quỹ hoặc gửi tại Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước;

- Số lượng, giá trị vật tư, thiết bị, nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ;

- Phản ánh số lượng, nguyên giá và giá trị hao mòn của tài sản cố định hiện có và tình hình biến động của tài sản cố định, công tác mua sắm, xây dựng và sữa chữa tài sản cố định của Ban quản lý dự án;

- Phản ánh các khoản nợ phải trả và thanh toán nợ phải trả cho người bán, người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu;

 - Phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của các đối tượng trong và ngoài đơn vị chủ đầu tư;

- Phản ánh số hiện có và tình hình biến động các loại tài sản khác thuộc quyền kiểm soát và quản lý của đơn vị chủ đầu tư.

3 - Phản ánh các khoản nợ phải trả phát sinh trong hoạt động của đơn vị chủ đầu tư, như: các khoản trích nộp theo lương, các khoản phải trả  nhân viên Ban quản lý dự án, các khoản nộp Ngân sách (nếu có) và việc thanh toán các khoản phải trả, phải nộp khác.

4 - Kế toán các khoản thu nhập khác, chi phí khác (theo quy định của chính sách tài chính) của Ban quản lý dự án.

Lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán vốn đầu tư:

- Lập và gửi đúng hạn báo cáo tài chính đơn vị chủ đầu tư cho cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan thanh toán, cho vay, tài trợ vốn, cơ quan Thống kê;

- Lập và gửi đúng hạn báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm và báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng theo quy định hiện hành về quyết toán vốn đầu tư;

- Định kỳ phân tích báo cáo tài chính, đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động đầu tư xây dựng của đơn vị chủ đầu tư.

Điều 6- Kiểm kê tài sản

Cuối niên độ kế toán, trước khi khóa sổ kế toán đơn vị chủ đầu tư phải thực hiện kiểm kê để xác định chính xác số lượng và giá trị các loại tài sản, vật tư, tiền vốn... hiện có tại thời điểm kiểm kê, đối chiếu và xác nhận các khoản công nợ hiện có để đảm bảo sự khớp đúng giữa số liệu trên sổ kế toán với thực tế.

Đơn vị chủ đầu tư còn phải kiểm kê bất thường khi giải thể, sáp nhập, đình chỉ hoạt động hoặc trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 7- Kiểm tra kế toán

Kiểm tra kế toán nhằm đảm bảo cho các quy định pháp lý về tài chính, kế toán được chấp hành nghiêm chỉnh, số liệu kế toán được chính xác, trung thực, khách quan.

Đơn vị chủ đầu tư phải chịu sự kiểm tra kế toán của cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính ít nhất mỗi năm một lần và nhất thiết phải được tiến hành trước khi phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.

Thủ trưởng và người phụ trách kế toán đơn vị chủ đầu tư phải chấp hành lệnh kiểm tra của cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính, cơ quan thanh toán, cho vay và tài trợ vốn; có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời, trung thực số liệu, tài liệu cần thiết cho công tác kiểm tra kế toán được tiến hành thuận lợi.

Điều 8- Lưu trữ tài liệu kế toán

Tài liệu kế toán phải lưu trữ bao gồm: chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu khác liên quan đến kế toán.

Sau khi kết thúc niên độ kế toán và đã hoàn tất toàn bộ công việc kế toán, các tài liệu kế toán không còn sử dụng để ghi sổ kế toán trong niên độ kế toán tiếp theo phải được sắp xếp, phân loại, liệt kê, gói buộc và lập danh mục để đưa vào lưu trữ theo quy định.

Trường hợp ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính bằng máy vi tính thì cuối kỳ kế toán (tháng, quý), sau khi hoàn thành việc khóa sổ phải in toàn bộ hệ thống sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết và báo cáo tài chính, làm đủ các thủ tục pháp lý như các sổ kế toán ghi bằng tay để phục vụ cho việc kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Nhà nước, sau đó được lưu trữ cùng với tài liệu kế toán khác.

Thời hạn lưu trữ, bảo quản tài liệu kế toán theo chế độ lưu trữ tài liệu kế toán của Nhà nước.

Điều 9- Đơn vị Chủ đầu tư có thành lập Ban quản lý dự án tùy theo quy mô phải tổ chức bộ máy kế toán thành phòng (hoặc tổ) và phải cử người phụ trách kế toán.

Đơn vị chủ đầu tư phải bố trí người làm công tác kế toán có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo từ bậc trung học tài chính, kế toán trở lên. Cán bộ kế toán phải được đảm bảo quyền độc lập về nghiệp vụ chuyên môn trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình.

Trường hợp chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án thì phải bố trí cán bộ kế toán để thực hiện công tác kế toán phản ánh toàn bộ quá trình tiếp nhận và sử dụng vốn đầu tư và quyết toán vốn đầu tư khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng.

Điều 10- Khi thành lập Ban quản lý dự án của đơn vị chủ đầu tư, sau khi có quyết định bổ nhiệm trưởng ban (hoặc giám đốc ban), cơ quan có thẩm quyền phải đồng thời cử người phụ trách kế toán để tổ chức thực hiện kế toán tại Ban quản lý dự án.

Điều 11- Cán bộ, nhân viên của đơn vị chủ đầu tư phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về tài chính, kế toán và có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng từ, tài liệu cần thiết có liên quan đến công tác kế toán và chịu trách nhiệm về sự chính xác, trung thực, hợp pháp, hợp lệ của chứng từ, tài liệu kế toán đã thực hiện.

Điều 12- Người phụ trách kế toán của đơn vị chủ đầu tư có chức năng giúp thủ trưởng đơn vị hoặc trưởng ban, giám đốc ban quản lý dự án chỉ đạo, tổ chức thực hiện toàn bộ công tác tài chính, kế toán và thông tin kinh tế trong đơn vị; thực hiện kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ các chế độ, chính sách tài chính, kế toán, việc thực hiện các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước và việc chấp hành kỷ luật tài chính, kế toán ở đơn vị chủ đầu tư.

Điều 13- Người phụ trách kế toán chịu sự chỉ đạo, lãnh đạo trực tiếp của thủ trưởng đơn vị chủ đầu tư hoặc trưởng ban, giám đốc ban quản lý dự án, đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra về nghiệp vụ chuyên môn tài chính, kế toán của cơ quan quản lý tài chính.

Điều 14- Xử lý vi phạm

Mọi hành vi vi phạm các quy định pháp lý về kế toán, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm được xử phạt theo đúng quy định của Pháp lệnh Kế toán và Thống kê, Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán và các văn bản pháp quy khác có liên quan của Nhà nước.

CHƯƠNG II
CHỨNG TỪ  KẾ TOÁN

Điều 15- Chứng từ kế toán là những chứng minh bằng giấy tờ hoặc vật mang tin về nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành. Mọi số liệu ghi trong sổ kế toán bắt buộc phải được chứng minh bằng chứng từ kế toán hợp pháp và hợp lệ.

Điều 16- Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong việc tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn đầu tư, các khoản thu nhập và chi phí hoạt động khác của đơn vị chủ đầu tư đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán phải lập theo đúng quy định về hóa đơn, chứng từ và đúng quy định trong chế độ này.

Điều 17- Nội dung hệ thống chứng từ kế toán gồm các chỉ tiêu:

1. Lao động tiền lương;

2. Vật tư;

3. Tiền tệ;

4. Tài sản cố định;

5. Chứng từ kế toán ban hành ở các văn bản pháp quy khác.

Danh mục chứng từ kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư được quy định ở Phần thứ hai (A).

Điều 18- Chứng từ kế toán phải có đầy đủ các yếu tố sau đây:

1. Tên gọi của chứng từ (phiếu thu, phiếu chi...);

2. Ngày, tháng, năm lập chứng từ;

3. Số hiệu của chứng từ;

4. Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ;

5. Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ;  

6. Nội dung nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh;

7. Các chỉ tiêu về số lượng và giá trị;

8. Chữ ký của người lập và người chịu trách nhiệm về tính chính xác của nghiệp vụ kinh tế tài chính. Những chứng từ phản ánh quan hệ kinh tế giữa đơn vị chủ đầu tư với các pháp nhân và thể nhân phải có chữ ký của người kiểm soát, người phê duyệt và đóng dấu đơn vị.

Đối với những chứng từ liên quan đến việc bán sản phẩm sản xuất thử (nếu có) phải thực hiện theo đúng quy định về hóa đơn, chứng từ của Bộ Tài chính.

Điều 19- Chứng từ kế toán phải được lập đầy đủ số liên theo quy định. Ghi chép chứng từ phải rõ ràng, trung thực, đầy đủ các yếu tố, gạch bỏ phần để trống. Không được tẩy xóa, sửa chữa trên chứng từ. Trường hợp viết sai phải hủy bỏ, không xé rời ra khỏi cuống.

Điều 20-  Thủ trưởng và người phụ trách kế toán của đơn vị Chủ đầu tư không được ký trên chứng từ trắng, mẫu in sẵn. Chủ tài khoản và người phụ trách kế toán tuyệt đối không được ký séc trắng. Nghiêm cấm việc hợp pháp hóa chứng từ kế toán.

Điều 21- Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán

Trình tự và thời gian luân chuyển chứng từ kế toán do người phụ trách kế toán đơn vị chủ đầu tư quy định. Chứng từ kế toán do đơn vị chủ đầu tư lập hoặc từ bên ngoài vào đều phải tập trung vào bộ phận kế toán của đơn vị. Bộ phận kế toán phải kiểm tra tính trung thực, hợp pháp, hợp lệ của chứng từ kế toán đã nhận và chỉ sau khi kiểm tra, xác minh là đúng thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán.

Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán gồm các bước sau:

1. Lập chứng từ kế toán và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ;

2. Kiểm tra, soát xét, phê duyệt nội dung nghiệp vụ kinh tế;

3. Căn cứ vào chứng từ để ghi sổ kế toán;

4. Bảo quản, lưu trữ chứng từ kế toán.

Điều 22- Nội dung việc kiểm tra chứng từ kế toán, gồm:

1. Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu phản ánh trên chứng từ;

2. Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi trên chứng từ;

3. Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ;

4. Kiểm tra việc chấp hành quy chế kiểm soát nội bộ của những người lập, kiểm tra, xét duyệt đối với từng loại nghiệp vụ kinh tế tài chính.

Khi kiểm tra chứng từ kế toán, nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách, chế độ kinh tế, tài chính của Nhà nước thì phải từ chối thực hiện (xuất quỹ, thanh toán, xuất kho,...) đồng thời báo cáo ngay cho thủ trưởng và phụ trách kế toán đơn vị biết để xử lý kịp thời theo đúng quy định hiện hành.

Đối với chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung hoặc chữ viết, con số không rõ ràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại hoặc thông báo cho nơi lập chứng từ biết để làm lại, làm thêm thủ tục và điều chỉnh đúng sau đó mới nhận và dùng làm căn cứ ghi sổ.

Điều 23- Quản lý chứng từ kế toán

Mọi trường hợp mất chứng từ gốc đều phải báo cáo thủ trưởng và người phụ trách kế toán đơn vị biết để có biện pháp xử lý kịp thời. Riêng trường hợp mất hóa đơn bán hàng, biên lai, séc trắng phải báo cáo cơ quan Thuế, Ngân hàng, Kho bạc và cơ quan công an địa phương về số lượng mất, hoàn cảnh bị mất để có biện pháp xác minh, xử lý theo pháp luật; sớm có biện pháp thông báo và vô hiệu hóa chứng từ bị mất.

CHƯƠNG III
HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

Điều 24- Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư gồm 33 tài khoản trong Bảng cân đối kế toán và 04 tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán được quy định ở Phần thứ ba (A) chia làm 9 loại.

Các tài khoản trong Bảng cân đối kế toán được thực hiện theo phương pháp "Ghi sổ kép".

Các tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán được thực hiện theo phương pháp "Ghi sổ đơn".

Ban quản lý dự án căn cứ vào đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý dự án, phân cấp tài chính để lựa chọn và áp dụng những tài khoản kế toán phù hợp. Ban quản lý dự án được mở thêm các tài khoản cấp 2 (đối với những tài khoản chưa quy định tài khoản cấp 2). Việc mở thêm tài khoản cấp 1 phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính.

CHƯƠNG IV
SỔ KẾ TOÁN

Điều 25- Sổ kế toán, gồm:

- Sổ của phần kế toán tổng hợp gọi là sổ kế toán tổng hợp;

- Sổ của phần kế toán chi tiết gọi là sổ kế toán chi tiết.

 Sổ kế toán tổng hợp gồm: Sổ Cái, sổ Nhật ký và sổ kế toán tổng hợp khác.

Sổ kế toán chi tiết gồm: Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Nhà nước quy định bắt buộc về mẫu sổ, nội dung và phương pháp ghi chép đối với các loại Sổ Cái, Sổ Nhật ký; quy định mang tính hướng dẫn đối với các loại sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Việc đăng ký sổ kế toán của đơn vị chủ đầu tư với cơ quan quản lý Nhà nước được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 26- Sổ Nhật ký dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ kế toán và trong một niên độ kế toán theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng các tài khoản của các nghiệp vụ đó. Số liệu kế toán trên sổ Nhật ký phản ánh tổng số phát sinh bên Nợ và tổng số phát sinh bên Có của tất cả các tài khoản kế toán sử dụng ở đơn vị chủ đầu tư.

Sổ Nhật ký phải phản ánh đầy đủ các yếu tố sau:

1. Ngày, tháng ghi sổ;

2. Số hiệu và ngày lập chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;

3. Tóm tắt nội dung kinh tế của nghiệp vụ phát sinh;

4. Số tiền của nghiệp vụ phát sinh.

Điều 27- Sổ Cái dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong kỳ và trong niên độ kế toán (theo các tài khoản kế toán được quy định trong chế độ tài khoản kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư). Số liệu kế toán trên Sổ Cái phản ánh tổng hợp tình hình biến động và số hiện có của các nguồn vốn đầu tư, chi phí thực hiện dự án đầu tư, các loại tài sản, nợ phải thu, phải trả, các khoản thu nhập và chi phí hoạt động khác (nếu có) của đơn vị chủ đầu tư.

Sổ Cái phải phản ánh đầy đủ các yếu tố sau:

1. Ngày, tháng ghi sổ;

2. Số hiệu và ngày lập chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;

3. Tóm tắt nội dung kinh tế của nghiệp vụ phát sinh;

4. Số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh ghi vào bên Nợ hoặc bên Có của tài khoản.

Điều 28- Sổ kế toán chi tiết dùng để ghi chép chi tiết các đối tượng kế toán phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin phục vụ cho việc quản lý từng loại tài sản, nguồn vốn, nợ phải thu, nợ phải trả chưa được phản ánh chi tiết trên sổ Nhật ký và Sổ Cái phục vụ cho việc tính và lập các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.

Số lượng, kết cấu các sổ kế toán chi tiết không qui định bắt buộc. Các đơn vị chủ đầu tư phải căn cứ vào qui định mang tính hướng dẫn của chế độ này và yêu cầu quản lý của đơn vị để mở các sổ kế toán chi tiết cần thiết, phù hợp.

Điều 29- Đơn vị chủ đầu tư phải căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán, các chế độ kế toán của Nhà nước và yêu cầu quản lý của đơn vị để mở đủ các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết cần thiết.

Điều 30- Việc ghi sổ kế toán phải căn cứ vào chứng từ kế toán. Mọi số liệu ghi trên sổ kế toán bắt buộc phải có chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lệ chứng minh.

Điều 31- Sổ kế toán phải được quản lý chặt chẽ, phân công rõ ràng trách nhiệm cá nhân giữ và ghi sổ. Sổ kế toán giao cho nhân viên nào thì nhân viên đó phải chịu trách nhiệm về những điều ghi trong sổ và giữ sổ trong thời gian dùng sổ.

Khi có sự thay đổi người giữ và ghi sổ kế toán, người phụ trách kế toán phải tổ chức bàn giao trách nhiệm quản lý và ghi sổ kế toán giữa cán bộ kế toán cũ với cán bộ kế toán mới. Cán bộ kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về toàn bộ những điều ghi trong sổ trong suốt thời gian giữ và ghi sổ. Cán bộ kế toán mới chịu trách nhiệm từ ngày nhận bàn giao. Biên bản bàn giao phải được thủ trưởng đơn vị và người phụ trách kế toán đơn vị chủ đầu tư ký xác nhận.

Điều 32- Sổ kế toán phải dùng giấy tốt, đảm bảo ghi chép rõ ràng, sạch sẽ. Ghi sổ kế toán phải dùng mực tốt, không phai. Cấm tẩy xóa, cấm dùng chất hóa học để sửa chữa. Khi cần sửa chữa số liệu trong sổ kế toán phải thực hiện đúng các phương pháp qui định trong chế độ này.

Điều 33- Các hình thức sổ kế toán quy định áp dụng thống nhất đối với đơn vị chủ đầu tư, gồm:

- Hình thức sổ kế toán Nhật ký - Sổ Cái;

- Hình thức sổ kế toán Chứng từ  ghi sổ;

- Hình thức sổ kế toán Nhật ký chung;

Trong mỗi hình thức sổ kế toán có những qui định cụ thể về số lượng, kết cấu, trình tự, phương pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các sổ kế toán (quy định tại phần thứ ba). Đơn vị chủ đầu tư phải căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán để lựa chọn một hình thức sổ kế toán phù hợp, các đơn vị chủ đầu tư phải tuân thủ mọi nguyên tắc cơ bản của hình thức sổ kế toán đã chọn về: loại sổ, kết cấu từng loại sổ, mối quan hệ và sự kết hợp giữa các loại sổ, trình tự và kỹ thuật ghi chép các loại sổ kế toán.

Điều 34- Việc mở và ghi chép sổ kế toán phải đảm bảo phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác, trung thực, liên tục, có hệ thống tình hình tiếp nhận và sử dụng các nguồn vốn đầu tư; chi phí thực hiện dự án; tình hình biến động và hiện có của các loại tài sản, nợ phải thu, nợ phải trả nhằm cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính cho việc lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành của đơn vị chủ đầu tư.

Tuyệt đối không được để ngoài sổ kế toán một khoản tài sản, vật tư, tiền vốn của đơn vị Chủ đầu tư dưới bất kỳ hình thức nào.

Điều 35- Sổ kế toán phải được mở vào đầu niên độ kế toán hoặc ngay sau khi có quyết định thành lập đơn vị chủ đầu tư hoặc ban quản lý dự án. Thủ trưởng và người phụ trách kế toán đơn vị Chủ đầu tư hoặc ban quản lý dự án có trách nhiệm ký duyệt các sổ kế toán này trước khi sử dụng.

Điều 36- Sổ kế toán phải theo đúng mẫu quy định trong chế độ này, sổ có thể đóng thành quyển hoặc để tờ rời. Các tờ sổ khi dùng xong phải đóng thành quyển để lưu trữ. Trước khi dùng sổ kế toán phải hoàn thiện các thủ tục sau:

Đối với sổ kế toán dạng quyển:

Trang đầu sổ phải ghi rõ tên đơn vị chủ đầu tư, tên sổ, ngày mở sổ, niên độ kế toán, họ tên người giữ sổ, ngày kết thúc ghi sổ hoặc ngày chuyển giao cho người khác.

Phải đánh số trang và giữa hai trang sổ phải đóng dấu của chủ đầu tư (gọi là dấu giáp lai).

Thủ trưởng và người phụ trách kế toán đơn vị chủ đầu tư hoặc Ban quản lý dự án phải ký xác nhận vào trang đầu và trang cuối của sổ kế toán.

Đối với sổ tờ rời:

Đầu mỗi sổ tờ rời phải ghi rõ tên đơn vị chủ đầu tư, số thứ tự của từng tờ sổ, tên sổ, ngày tháng sử dụng, họ tên người giữ và ghi sổ.

Các tờ rời trước khi dùng phải được Thủ trưởng và người phụ trách kế toán đơn vị chủ đầu tư hoặc Ban quản lý dự án ký xác nhận, đóng dấu và ghi vào sổ Đăng ký sử dụng sổ tờ rời.

Các sổ tờ rời phải được sắp xếp theo một trật tự nhất định và phải đảm bảo an toàn, dễ tìm.

Điều 37- Trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính:

Đơn vị chủ đầu tư có thể ghi sổ kế toán bằng máy vi tính.

Sổ kế toán ghi bằng máy vi tính phải theo đúng biểu mẫu quy định trong chế độ này. Cuối tháng phải in ra sổ, đóng thành quyển và phải được thủ trưởng và người phụ trách kế toán đơn vị chủ đầu tư ký xác nhận.

Điều 38- Số liệu ghi trên sổ kế toán phải rõ ràng, liên tục, có hệ thống; Không được bỏ cách dòng; Không được ghi xen kẽ, chồng đè; Khi hết trang phải cộng số liệu mỗi trang, đồng thời phải chuyển số tổng cộng sang đầu trang kế tiếp.

Điều 39- Các sai sót trong sổ kế toán (nếu có) phải được sửa chữa theo một trong 3 phương pháp sau:

- Phương pháp cải chính (còn gọi là phương pháp xóa bỏ);

- Phương pháp ghi số âm (còn gọi là phương pháp ghi đỏ);

- Phương pháp ghi bổ sung.

Điều 40- Khi dùng phương pháp cải chính để đính chính chỗ sai trên sổ kế toán thì gạch một đường bằng mực đỏ xóa bỏ chỗ ghi sai để còn thấy nội dung chỗ ghi sai đã xóa bỏ. Trên chỗ bị xóa bỏ ghi số đúng bằng mực thường. Nếu sai sót chỉ một chữ số cũng phải xóa bỏ toàn bộ con số sai và viết lại con số đúng. Cần phải chứng thực số hiệu đính chính bằng chữ ký của người phụ trách kế toán ở bên cạnh.

Phương pháp cải chính áp dụng trong trường hợp:

- Sai sót trong diễn giải, không liên quan đến quan hệ đối ứng của các tài khoản;

- Sai sót không ảnh hưởng đến số tiền tổng cộng.

Điều 41- Khi dùng phương pháp ghi số âm để đính chính chỗ sai thì trước hết phải viết lại bằng mực đỏ bút toán sai (ghi số âm) để hủy bỏ bút toán này, sau đó dùng mực thường viết bút toán đúng để thay thế.

Phương pháp ghi số âm áp dụng cho trường hợp:

- Sai về quan hệ đối ứng giữa các tài khoản do định khoản sai đã ghi sổ kế toán mà không thể sửa lại bằng phương pháp cải chính;

- Khi đã lập và gửi Bảng cân đối kế toán đi rồi mới phát hiện ra sai sót;

- Sai sót, khi số tiền ở tài khoản đã ghi nhiều lần hoặc con số ghi sai lớn hơn con số đúng.

Khi dùng phương pháp ghi số âm để đính chính số sai thì phải lập một "Chứng từ ghi sổ đính chính" do người phụ trách kế toán ký xác nhận.

Điều 42- Phương pháp ghi bổ sung được áp dụng cho trường hợp bút toán ghi đúng về quan hệ đối ứng giữa các tài khoản nhưng số tiền ghi lại ít hơn số tiền thực tế phát sinh trong các nghiệp vụ kinh tế, tài chính hoặc là bỏ sót không cộng đủ số tiền ghi trên chứng từ. Trường hợp sửa chữa theo phương pháp này cũng phải lập "Chứng từ ghi sổ đính chính" do người phụ trách kế toán ký xác nhận. Căn cứ vào chứng từ này kế toán ghi bổ sung số tiền chênh lệch cho đủ với số đúng.

Điều 43- Trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính thì tùy từng trường hợp có thể sửa chữa sai sót theo một trong ba phương pháp nêu trên, song phải tuân thủ các qui định sau:

- Nếu sai sót được phát hiện khi chưa in sổ thì được phép sửa chữa trực tiếp vào sổ trên máy;

- Nếu sai sót được phát hiện sau khi đã in sổ, đã ký tên, đóng dấu đơn vị thì trên sổ đã in được sửa chữa theo qui định của 1 trong 3 phương pháp nêu trên, đồng thời phải sửa lại chỗ sai trên máy và in lại tờ sổ mới. Phải lưu tờ sổ mới cùng với tờ sổ có sai sót để đảm bảo thuận tiện cho việc kiểm tra, kiểm soát.

Điều 44- Khi kiểm tra xác nhận báo cáo tài chính năm hoặc khi báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, hoặc khi thanh tra, kiểm tra, kiểm toán kết thúc và có kết luận chính thức, nếu phải điều chỉnh lại số liệu trên báo cáo tài chính liên quan đến số liệu đã ghi sổ kế toán thì đơn vị phải sửa đổi hoặc ghi bổ sung vào tài khoản liên quan trên sổ kế toán năm nay (thời điểm phát hiện nghiệp vụ sai); đồng thời phải ghi chú vào trang cuối (dưới dòng cuối) của sổ kế toán năm báo cáo để thuận tiện cho việc đối chiếu, kiểm tra. Đối với những sai sót phát hiện trước khi gửi báo cáo chính thức thì có thể điều chỉnh vào sổ kế toán năm báo cáo; đồng thời phải điều chỉnh số dư đầu năm của sổ kế toán năm nay.

Điều 45- Kết thúc kỳ kế toán (tháng, quý) và kết thúc niên độ kế toán phải khóa sổ kế toán. Ngoài ra, phải khóa sổ kế toán trong các trường hợp: Kiểm kê tài sản, sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động hoặc giải thể đơn vị chủ đầu tư.

Mỗi lần khóa sổ kế toán, người giữ sổ, người kiểm tra sổ và người phụ trách kế toán phải ký tên vào sổ.

Điều 46- Các loại sổ kế toán (dù đang sử dụng ở bộ phận kế toán hay lưu trữ tại bộ phận lưu trữ của đơn vị) đều phải được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp và bảo quản chu đáo ở trong tủ, hòm hoặc phòng có khóa chắc chắn để tránh mất mát, thất lạc. Tại nơi lưu trữ phải làm đầy đủ các biện pháp cần thiết để đảm bảo việc lưu trữ sổ kế toán được an toàn.

Trong thời gian các loại sổ kế toán còn tạm lưu giữ tại bộ phận kế toán, người phụ trách kế toán là người chịu trách nhiệm tổ chức công việc bảo quản. Trường hợp được lưu trữ tại nơi lưu trữ, người phụ trách kế toán và thủ trưởng đơn vị chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm.

CHƯƠNG V
BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Điều 47- Nội dung hệ thống báo cáo tài chính:

1- Báo cáo tài chính áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư quy định tại phần thứ năm, gồm 04 biểu mẫu báo cáo và 05 phụ biểu chi tiết như sau:

 

04 biểu mẫu báo cáo

 

1

Bảng cân đối kế toán

 Mẫu số B01 - CĐT

2

Nguồn vốn đầu tư

 Mẫu số B02 - CĐT

3

Thực hiện đầu tư xây dựng

 Mẫu số B03 - CĐT

4

Thuyết minh báo cáo tài chính

 Mẫu số B04 - CĐT

 

 

05 phụ biểu chi tiết

 

1

Chi tiết nguồn vốn đầu tư

 Mẫu số F02 - CĐT

2

Thực hiện đầu tư theo dự án, công trình, hạng mục công trình

 Mẫu số F03A - CĐT

3

Quyết toán vốn đầu tư theo dự án, công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao sử dụng

 Mẫu số F03B - CĐT

4

Chi phí khác

 Mẫu số F03C - CĐT

5

Chi phí Ban quản lý dự án

 Mẫu số F03D - CĐT

2- Ngoài báo cáo tài chính quy định nói trên, đơn vị chủ đầu tư phải lập các báo cáo tài chính khác theo yêu cầu của cơ quan thanh toán vốn, các tổ chức cho vay hoặc tài trợ, viện trợ vốn đầu tư.

Điều 48- Phạm vi áp dụng chế độ báo cáo tài chính

1- Số lượng báo cáo, nội dung và phương pháp tính toán, hình thức trình bày các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính quy định trong chế độ này được áp dụng cho tất cả các đơn vị chủ đầu tư có thành lập Ban quản lý dự án và tổ chức công tác kế toán riêng.

Đối với đơn vị chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án và công tác kế toán dự án đầu tư được thực hiện trên cùng một hệ thống sổ kế toán của doanh nghiệp hoặc đơn vị hành chính sự nghiệp thì ngoài hệ thống biểu mẫu báo cáo tài chính theo quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp hoặc chế độ kế toán hành chính sự nghiệp đơn vị phải lập 02 biểu mẫu báo cáo và 04 phụ biểu chi tiết sau:

 

02 biểu mẫu báo cáo

 

1

Nguồn vốn đầu tư

 Mẫu số B02 - CĐT

2

Thực hiện đầu tư xây dựng

 Mẫu số B03 - CĐT

 

04 phụ biểu chi tiết

 

1

Chi tiết nguồn vốn đầu tư

 Mẫu số F02 - CĐT

2

Thực hiện đầu tư theo dự án, công trình, hạng mục công trình

 Mẫu số F03A - CĐT

3

Quyết toán vốn đầu tư theo dự án, công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao sử dụng

 Mẫu số F03B - CĐT

4

Chi phí khác

 Mẫu số F03C - CĐT

2- Đối với các dự án có phân cấp quản lý đầu tư:

- Ban quản lý dự án cấp trên và cấp dưới phải lập báo cáo tài chính theo quy định của chế độ này phù hợp với phân cấp quản lý vốn đầu tư và phân cấp tài chính của đơn vị;

- Ban quản lý dự án cấp trên, ngoài việc lập báo cáo tài chính của bản thân, đơn vị cấp trên còn phải lập báo cáo tài chính tổng hợp từ báo cáo tài chính của mình và báo cáo tài chính của các đơn vị cấp dưới trực thuộc.

Điều 49- Thời hạn và nơi nhận báo cáo tài chính quy định như sau:

- Các báo cáo tài chính của đơn vị chủ đầu tư được lập và gửi cuối mỗi quý, cuối năm tài chính. Các đơn vị chủ đầu tư có thể lập báo cáo tài chính hàng tháng để phục vụ yêu cầu quản lý và điều hành hoạt động dự án đầu tư.

- Báo cáo tài chính quý được gửi chậm nhất sau 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý; Báo cáo tài chính năm được gửi chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

- Nơi nhận báo cáo tài chính đơn vị chủ đầu tư được quy định như sau:

 

                Nơi nhận

                               báo cáo

      Đơn vị

BQL dự án cấp trên

Chủ đầu tư

Cấp trên của chủ đầu tư

Cơ quan thanh toán, cho vay, tài trợ vốn

Cơ quan Thống kê (*)

A

1

2

3

4

5

 - Chủ đầu tư có thành lập Ban   

   quản lý dự án

x

x

x

x

x

 - Chủ đầu tư không thành lập  

   Ban quản lý dự án

 

 

x

x

x

(*) Chỉ gửi báo cáo tài chính năm cho cơ quan Thống kê.

Trong trường hợp có văn bản pháp lý quy định về lập và nộp báo cáo tài chính của đơn vị chủ đầu tư khác với quy định trong chế độ này, đơn vị chủ đầu tư thực hiện quy định về chế độ báo cáo tài chính theo văn bản có tính pháp lý cao hơn.


PHẦN THỨ HAI

HỆ THỐNG BIỂU MẪU CHỨNG TỪ KẾ TOÁN VÀQUY ĐỊNH VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

A. DANH MỤC CHỨNG TỪ KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ

STT

Tên chứng từ

Số hiệu

1

2

3

I

Lao động tiền lương

 

1

Bảng chấm công

01 - LĐTL

2

Bảng thanh toán tiền lương

02 - LĐTL

3

Phiếu xác nhận công việc hoàn thành

03 - LĐTL

4

Giấy đi đường

04 - LĐTL

5

Lệnh điều xe

05 - LĐTL

6

Phiếu báo làm thêm giờ

06 - LĐTL

7

Hợp đồng giao khoán

07 - LĐTL

8

Biên bản điều tra tai nạn lao động

08 - LĐTL

 

 

 

II

Vật tư

 

9

Phiếu nhập kho

01 - VT

10

Phiếu xuất kho

02 - VT

11

Biên bản kiểm nghiệm vật tư, thiết bị

03 - VT

12

Phiếu báo hỏng, mất công cụ, dụng cụ

04 - VT

13

Biên bản kiểm kê vật tư, thiết bị, sản phẩm

05 - VT

14

Phiếu kê mua hàng

06 - VT

 

 

 

III

Tiền tệ

 

15

Phiếu thu

01-TT

16

Phiếu chi

02-TT

17

Giấy đề nghị tạm ứng

03-TT

18

Giấy thanh toán tạm ứng

04-TT

19

Bảng kiểm kê quỹ

05a-TT

20

Bảng kiểm kê quỹ

05b-TT

 

 

 

IV

Tài sản cố định

 

21

Biên bản giao nhận TSCĐ

01 - TSCĐ

22

Biên bản thanh lý TSCĐ

02 - TSCĐ

23

Biên bản đánh giá lại TSCĐ

03 - TSCĐ

24

Biên bản kiểm kê TSCĐ

04 - TSCĐ

 

 

 

V

Chứng từ kế toán ban hành ở các văn bản pháp quy khác

 

25

Hoá đơn (GTGT)

01/GTKT-3LL

26

Hoá đơn (GTGT)

01/GTKT-2LN

27

Hoá đơn bán hàng

02/GTTT-3LL

28

Hoá đơn bán hàng

02/GTTT-2LN

29

Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH

C03-BH

30

Danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH ngắn hạn

C04-BH

31

Giấy rút vốn đầu tư kiêm lĩnh tiền mặt

C5-01/KB

32

Giấy rút vốn đầu tư kiêm chuyển khoản, chuyển tiền thư - điện, cấp séc bảo chi

C5-02/KB

33

Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư

C5-03/KB

34

Phiếu giá thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành

B01/KB

35

Bảng kê thanh toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành

B02/KB

36

Giấy đề nghị tạm ứng vốn đầu tư

B03/KB

37

Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư

B04/KB

38

Giấy đề nghị tạm ứng vốn

C10-Q

39

Khế ước vay vốn

C11-Q

40

Phiếu giá thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành

C20-Q

41

Thông báo hạn mức vốn đầu tư XDCB

 

42

Thông báo thu hồi hạn mức vốn đầu tư XDCB

 

43

Biên bản nghiệm thu khối lượng xây lắp hoàn thành

 

44

Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc tư vấn hoàn thành

 

45

Bản xác nhận khối lượng đền bù đã thực hiện

 

46

Quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành

 

 

...

 


PHẦN THỨ BA

HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VÀ QUY ĐỊNH VỀ NỘI DUNG, KẾT CẤU VÀ PHƯƠNG PHÁP GHI CHÉP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN                    

A- HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
ÁP DỤNG CHO ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ

Số hiệu

Tài  khoản

Tên tài khoản

Ghi chú

Cấp 1

Cấp 2

 

 

1

2

3

4

 

 

LOẠI 1 - TÀI SẢN LƯU ĐỘNG

 

111

 

Tiền mặt

 

 

1111

Tiền Việt Nam

 

 

1112

Ngoại tệ

 

112

 

Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

 

 

1121

Tiền Việt Nam

 

 

1122

Ngoại tệ

 

113

 

Tiền đang chuyển

 

 

1131

Tiền Việt Nam

 

 

1132

Ngoại tệ

 

131

 

Phải thu của khách hàng

 

133

 

Thuế GTGT được khấu trừ

Chi tiết theo yêu cầu quản lý

136

 

Phải thu nội bộ

 

 

1361

Phải thu nội bộ về vốn đầu tư

 

 

1368

Phải thu nội bộ khác

 

138

 

Phải thu khác

Chi tiết theo yêu cầu quản lý

 

1381

Tài sản thiếu chờ xử lý

 

 

1388

Phải thu khác

 

141

 

Tạm ứng

 

151

 

Hàng mua đang đi trên đường

 

152

 

Nguyên liệu, vật liệu

 

 

1521

Vật liệu trong kho

 

 

1522

Vật liệu giao cho bên nhận thầu

 

 

1523

Thiết bị trong kho

 

 

1524

Thiết bị đưa đi lắp

 

 

1525

Thiết bị tạm sử dụng

 

 

1526

Vật liệu, thiết bị đưa gia công

 

 

1528

Vật liệu khác

 

153

 

Công cụ, dụng cụ

 

 

154

 

Chi phí sản xuất thử dở dang

áp dụng cho dự án có chạy thử có tải, có sản xuất thử

155

 

Thành phẩm

áp dụng cho dự án có chạy thử có tải, có sản xuất thử

 

 

 

 

 

 

LOẠI 2 - TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 

 

 

 

 

211

 

Tài sản cố định hữu hình

 

213

 

Tài sản cố định vô hình

 

214

 

Hao mòn tài sản cố định

 

 

2141

Hao mòn tài sản cố định hữu hình

 

 

2143

Hao mòn tài sản cố định vô hình

 

241

 

Chi phí đầu tư xây dựng

 

 

2411

Chi phí đầu tư xây dựng dở dang

 

 

2412

Dự án, công trình, hạng mục công trình hoàn thành đưa vào sử dụng chờ duyệt quyết toán

 

 

 

 

 

 

 

LOẠI 3 - NỢ PHẢI TRẢ

 

 

 

 

 

311

 

Vay ngắn hạn

 

331

 

Phải trả cho người bán

 

333

 

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

 

 

3331

Thuế GTGT phải nộp

 

 

 

33311 - Thuế GTGT đầu ra

 

 

 

33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu

 

 

3332

Thuế tiêu thụ đặc biệt

 

 

3333

Thuế nhập khẩu

 

 

3338

Các loại thuế khác

 

 

3339

Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác

 

334

 

Phải trả công nhân viên

 

336

 

Phải trả nội bộ

 

338

 

Phải trả, phải nộp khác

 

 

3381

Tài sản thừa chờ giải quyết

 

 

3382

Kinh phí công đoàn

 

 

3383

Bảo hiểm xã hội

 

 

3384

Bảo hiểm y tế

 

 

3388

Phải trả, phải nộp khác

 

341

 

Vay dài hạn

Chi tiết theo yêu cầu quản lý

 

 

 

 

 

 

LOẠI 4 - NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

 

 

 

 

 

412

 

Chênh lệch đánh giá lại tài sản

 

413

 

Chênh lệch tỷ giá

 

421

 

Chênh lệch thu, chi chưa xử lý

 

441

 

Nguồn vốn đầu tư

 

 

4411

Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước

 

 

4412

Nguồn vốn chủ sở hữu

 

 

4418

Nguồn vốn khác

 

466

 

Nguồn vốn đã hình thành tài sản cố định

 

 

 

 

 

 

 

LOẠI 5 - DOANH THU

 

 

 

 

 

511

 

Doanh thu bán sản phẩm sản xuất thử

áp dụng cho dự án  có chạy thử có tải, có sản xuất thử

 

 

 

 

 

 

LOẠI 6 - CHI PHÍ

 

 

 

 

 

642

 

Chi phí Ban quản lý dự án

 

 

 

 

 

 

 

LOẠI 7 - THU NHẬP HOẠT ĐỘNG KHÁC

 

 

 

 

 

721

 

Thu nhập hoạt động khác

Chi tiết theo yêu cầu quản lý

 

 

 

 

 

 

LOẠI 8 - CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG KHÁC

 

 

 

 

 

821

 

Chi phí hoạt động khác

Chi tiết theo yêu cầu quản lý

 

 

 

 

 

 

LOẠI 0 - TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG

 

 

 

 

 

001

 

Tài sản thuê ngoài

 

002

 

Tài sản nhận giữ hộ

 

007

 

Ngoại tệ các loại

 

008

 

Hạn mức vốn đầu tư

 

 


PHẦN THỨ TƯ

HỆ THỐNG BIỂU MẪU SỔ KẾ TOÁN VÀ QUY ĐỊNH VỀ PHƯƠNG PHÁP GHI CHÉP SỔ KẾ TOÁN

A- DANH MỤC SỔ KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ

STT

Tên sổ

Mẫu số

Dùng cho

Hình thức sổ kế toán

 

 

 

các tài khoản

Nhật ký sổ cái

Chứng từ ghi sổ

Nhật ký chung

1

2

3

4

5

6

7

1

Nhật ký - Sổ cái

S01-CĐT

Tất cả các tài khoản

x

 

 

2

Chứng từ ghi sổ

S02-CĐT

 

 

x

 

3

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

S03-CĐT

 

 

x

 

4

Sổ Cái (hình thức chứng từ ghi sổ)

S04-CĐT

Tất cả các tài khoản

 

x

 

5

Sổ Nhật ký chung

S05-CĐT

Tất cả các tài khoản

 

 

x

6

Sổ cái (hình thức Nhật ký chung)

S06-CĐT

Tất cả các tài khoản

 

 

x

7

Sổ quỹ tiền mặt

S07-CĐT

Dùng cho thủ quỹ

x

x

x

8

Sổ chi tiết tiền mặt

S08-CĐT

TK111

x

x

x

9

Sổ Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

S09-CĐT

TK112

x

x

x

10

Sổ kho (hoặc thẻ kho)

S10-CĐT

Dùng cho thủ quỹ

x

x

x

11

Sổ chi tiết vật liệu, công cụ, dụng cụ, thành phẩm

S11-CĐT

TK152,153,155

x

x

x

12

Sổ Tài sản cố định

S12-CĐT

TK 211,213

x

x

x

13

Sổ Tài sản theo đơn vị sử dụng

S13-CĐT

 

x

x

x

14

Sổ chi phí sản xuất thử

S14-CĐT

TK154

x

x

x

15

Sổ chi phí đầu tư xây dựng.

S15-CĐT

TK241

x

x

x

16

Sổ chi phí ban quản lý dự án

S16-CĐT

TK642

x

x

x

17

Sổ chi khí khác

S17-CĐT

 

x

x

x

18

Sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán.

S18-CĐT

TK131,331

x

x

x

19

Sổ chi tiết thanh toán bằng ngoại tệ

S19-CĐT

TK131,136,331,336,341

...

x

x

x

20

Sổ chi tiết tiền vay

S20-CĐT

TK311,341

x

x

x

21

Sổ chi tiết nguồn vốn đầu.

S21-CĐT

TK133,136,138,141,333334,336,338431,466...

x

x

x

22

Sổ chi tiết nguồn vốn đầu tư.

S22-CĐT

TK441

x

x

x

23

Sổ doanh thu bán sản phẩm sản xuất thử.

S23-CĐT

TK511

x

x

x

 


PHẦN THỨ NĂM

HỆ THỐNG BIỂU MẪU BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ QUY ĐỊNH VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH

A- DANH MỤC BÁO CÁO TÀI CHÍNH
ÁP DỤNG CHO ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ

STT

Tên báo cáo

Ký hiệu

1

2

3

1

Bảng cân đối kế toán

B01-CĐT

2

Nguồn vốn đầu tư

B02-CĐT

3

Thực hiện đầu tư

B03-CĐT

4

Thuyết minh báo cáo tài chính

B04-CĐT

5

Chi tiết nguồn vốn đầu tư

F02-CĐT

6

Thực hiện đầu tư theo dự án, công trình, hạng mục công trình

F03A-CĐT

7

Quyết toán vốn đầu tư theo dự án, công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao sử dụng

F03B-CĐT

8

Chi phí khác

F03C-CĐT

9

Chi phí Ban quản lý dự án

F03D-CĐT


B - MẪU BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Cơ quan cấp trên:........

Đơn vị chủ đầu tư:.......                                                     

Ban quản lý dự án:......                                                    

Mẫu số B01-CĐT

(Ban hành theo QĐ số 214 /2000/QĐ-BTC ngày  28/12 /2000 của Bộ Tài chính)

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Tại ngày... tháng... năm ...

Đơn vị tính: . . .

Tài sản

Mã số

Số đầu năm

Số cuối kỳ

A

1

2

3

A- TÀI SẢN LƯU ĐỘNG

100

 

 

I - Tiền

110

 

 

1. Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu)

111

 

 

2. Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

112

 

 

3. Tiền đang chuyển

113

 

 

II- Các khoản phải thu

120

 

 

1. Phải thu của khách hàng

121

 

 

2. Trả trước cho người bán

122

 

 

3. Thuế GTGT được khấu trừ

123

 

 

4. Phải thu nội bộ

124

 

 

Trong đó: Vốn đầu tư ở đơn vị cấp dưới

125

 

 

5. Phải thu khác

126

 

 

III- Hàng tồn kho

130

 

 

1. Hàng mua đang đi trên đường

131

 

 

2. Nguyên liệu, vật liệu

132

 

 

3. Công cụ, dụng cụ

133

 

 

4. Chi phí sản xuất thử dở dang

134

 

 

5. Thành phẩm

135

 

 

IV- Tài sản lưu động khác

140

 

 

1. Tạm ứng

141

 

 

B- TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

200

 

 

I- Tài sản cố định

210

 

 

1. Tài sản cố định hữu hình

211

 

 

- Nguyên giá

212

 

 

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)

213

(...)

(...)

2. Tài sản cố định vô hình

214

 

 

- Nguyên giá

215

 

 

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)

216

(...)

(...)

II- Chi phí đầu tư xây dựng

220

 

 

1. Chi phí đầu tư xây dựng dở dang

221

 

 

2. Dự án, công trình, hạng mục công trình  hoàn thành đưa vào sử dụng chờ duyệt quyết toán

222

 

 

Tổng cộng tài sản (230=100+200)

230

 

 

NGUỒN VỐN

 

 

 

A- NỢ PHẢI TRẢ

300

 

 

I- Nợ ngắn hạn

310

 

 

1. Vay ngắn hạn

311

 

 

2. Phải trả người bán

312

 

 

3. Người mua trả tiền trước

313

 

 

4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

314

 

 

5. Phải trả công nhân viên

315

 

 

6. Phải trả nội bộ

316

 

 

7. Phải trả, phải nộp khác

317

 

 

II. Vay dài hạn

320

 

 

 

 

 

 

B- NGUỒN VỐN

400

 

 

1. Chênh lệch đánh giá lại tài sản

411

 

 

2. Chênh lệch tỷ giá

412

 

 

3. Chênh lệch thu, chi chưa xử lý

413

 

 

4. Nguồn vốn đầu tư

414

 

 

5. Nguồn vốn đã hình thành TSCĐ

415

 

 

Tổng cộng nguồn vốn (430=300+400)

430

 

 

CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Chỉ tiêu

Số đầu năm

Số cuối kỳ

1. Tài sản thuê ngoài

 

 

2. Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ

 

 

3. Ngoại tệ các loại

 

 

4. Hạn mức vốn đầu tư còn lại

 

 

 

 

Người lập

(Chữ ký, họ tên)

 

Phụ trách kế toán

(Chữ ký, họ tên)

Lập, ngày ... tháng ... năm...

Thủ trưởng đơn vị

(Chữ ký, họ tên, đóng dấu)


Cơ quan cấp trên:........

Đơn vị chủ đầu tư:.......                                                     

Ban quản lý dự án:......                                                     

Mẫu số B02-CĐT

(Ban hành theo QĐ số 214 /2000/QĐ-BTC ngày  28/12 /2000 của Bộ Tài chính)

NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ

Quý....năm ....

Đơn vị tính:............

Nguồn vốn

Số dư

Phát sinh tăng

Phát sinh giảm

Số dư

 

đầu quý

Quý báo cáo

Luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý báo cáo

Luỹ kế từ khởi công đến cuối quý báo cáo

Quý báo cáo

Luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý báo cáo

Luỹ kế từ khởi công đến cuối quý báo cáo

cuối quý

A

1

2

3

4

5

6

7

8

1. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

 

     - . . . . . . . . . . . .

 

 

 

 

 

 

 

 

     - . . . . . . . . . . . .

 

 

 

 

 

 

 

 

     - . . . . . . . . . . . .

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Nguồn vốn chủ sở hữu

 

 

 

 

 

 

 

 

     - . . . . . . . . . . . .

 

 

 

 

 

 

 

 

     - . . . . . . . . . . . .

 

 

 

 

 

 

 

 

     - . . . . . . . . . . . .

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Nguồn vốn vay

 

 

 

 

 

 

 

 

     - . . . . . . . . . . . .

 

 

 

 

 

 

 

 

     - . . . . . . . . . . . .

 

 

 

 

 

 

 

 

     - . . . . . . . . . . . .

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Nguồn vốn khác

 

 

 

 

 

 

 

 

     - . . . . . . . . . . . .

 

 

 

 

 

 

 

 

     - . . . . . . . . . . . .

 

 

 

 

 

 

 

 

     - . . . . . . . . . . . .

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập

(Chữ ký, họ tên)

 

Phụ trách kế toán

(Chữ ký, họ tên)

Lập, ngày ... tháng ... năm...

Thủ trưởng đơn vị

(Chữ ký, họ tên, đóng dấu)


Cơ quan cấp trên: ... 

Đơn vị chủ đầu tư: ...                                                     

Ban quản lý dự án:...

Mẫu số b03-CĐT

(Ban hành theo QĐ số 214 /2000/QĐ-BTC

ngày  28/12 /2000 của Bộ Tài chính)

THỰC HIỆN ĐẦU TƯ

Quý ... năm ...

Đơn vị tính: . . .

S TT

Cơ cấu vốn đầu tư

Kế hoạch năm

Thực hiện

đầu tư đầu quý

Thực hiện đầu tư

Đầu tư hoàn thành bàn giao sử dụng được duyệt quyết toán

 

Thực hiện

 

 

 

 

 

Quý

báo cáo

Luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý báo cáo

Luỹ kế từ khởi công đến cuối quý báo cáo

Quý

báo cáo

Luỹ kế từ

đầu năm

đến cuối

quý báo cáo

Luỹ kế từ khởi công đến cuối quý báo cáo

đầu tư

còn lại

cuối quý

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

1

Chi phí xây lắp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Giá trị thiết bị đầu tư

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Giá trị thiết bị cần lắp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Giá trị thiết bị không cần lắp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Công cụ, dụng cụ, ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Chi phí khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: Chi phí Ban quản lý

dự án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng (1+2+3)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập

(Chữ ký, họ tên)

Phụ trách kế toán

(Chữ ký, họ tên)

Lập, ngày ... tháng ... năm...

Thủ trưởng đơn vị

(Chữ ký, họ tên, đóng dấu)


Cơ quan cấp trên:........

Đơn vị chủ đầu tư:.......                                                     

Ban quản lý dự án:......                                                    

Mẫu số B04-CĐT

(Ban hành theo QĐ số 214 /2000/QĐ-BTC ngày  28/12 /2000 của Bộ Tài chính)

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Quý..... Năm......

1. Đặc điểm hoạt động của Ban quản lý dự án

1.1- Đặc điểm của Ban quản lý dự án

1.2- Đặc điểm của các dự án thực hiện đầu tư

2. Chế độ kế toán áp dụng tại Ban quản lý dự án

2.1- Niên độ kế toán

2.2- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc, phương pháp quy đổi các đồng tiền khác.

2.3- Hình thức sổ kế toán áp dụng

2.4- Phương pháp tính hao mòn tài sản cố định

2.5- Phương pháp kế toán hàng tồn kho

2.6- Nguyên tắc đánh giá

3. Chi tiết một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính

3.1 - Thu nhập, chi phí hoạt động khác

                                                                                                   Đơn vị tính:...

STT

Nội dung

Thực hiện quý báo cáo

Luỹ kế từ đầu năm

1

A

2

3

I

Thu nhập hoạt động khác

Trong đó:  -

                  -

                  -

 

 

II

Chi phí hoạt động khác

Trong đó:  -

                  -

                  -

 

 

III

Chênh lệch thu, chi

 

 

IV

Sử dụng chênh lệch thu, chi

   -

   -

 

 


3.2 - Tình hình tăng, giảm tài sản cố định

Đơn vị tính:........

          Nhóm TSCĐ

 

Chỉ tiêu

Nhà cửa,
vật kiến trúc

Máy móc, thiết bị

...

Tổng cộng

A

1

2

3

4

1. Nguyên giá TSCĐ

 

 

 

 

- Số dư đầu kỳ

 

 

 

 

- Số tăng trong kỳ

 

 

 

 

- Số giảm trong kỳ

 

 

 

 

- Số dư cuối kỳ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Giá trị đã hao mòn

 

 

 

 

- Số dư đầu kỳ

 

 

 

 

- Số tăng trong kỳ

 

 

 

 

- Số giảm trong kỳ

 

 

 

 

- Số dư cuối kỳ

 

 

 

 

4. Giải thích, đánh giá một số tình hình và kết quả đầu tư xây dựng (Phần tự trình bày của đơn vị)

---------------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------------

5 - Kiến nghị của đơn vị chủ đầu  tư

---------------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------------

 

Người lập

(Chữ ký, họ tên)

 

Phụ trách kế toán

(Chữ ký, họ tên)

Lập, ngày ... tháng ... năm...

Thủ trưởng đơn vị

(Chữ ký, họ tên, đóng dấu)


 

Cơ quan cấp trên:........

Đơn vị chủ đầu tư:.......                                                     

Ban quản lý dự án:......                                                    

Mẫu số F02-CĐT

(Ban hành theo QĐ số 214 /2000/QĐ-BTC ngày  28/12 /2000 của Bộ Tài chính)

CHI TIẾT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ

Tên nguồn vốn đầu tư:.......

Quý... năm...

Đơn vị tính:.......

Tên dự án, công trình,

Số

Phát sinh tăng

Phát sinh giảm

Số

hạng mục công trình

dư đầu quý

Quý báo cáo

Luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý báo cáo

Luỹ kế
từ khởi công đến cuối quý báo cáo

Quý báo cáo

Luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý báo cáo

Luỹ kế từ khởi công đến cuối quý báo cáo

dư cuối quý

A

1

2

3

4

5

6

7

8

1. Dự án A

 

 

 

 

 

 

 

 

- Công trình

   + HMCT

   + HMCT

   + ...

 

 

 

 

 

 

 

 

- Công trình

   + HMCT

   + HMCT

   + ...

 

 

 

 

 

 

 

 

- ...

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Dự án B

 

 

 

 

 

 

 

 

- Công trình

   + HMCT

   + HMCT

   + ...

 

 

 

 

 

 

 

 

- Công trình

   + HMCT

   + HMCT

   + ...

 

 

 

 

 

 

 

 

- ...

 

 

 

 

 

 

 

 

3. ...

 

 

 

 

 

 

 

 

- ...

 

 

 

 

 

 

 

 

- ...

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập

(Chữ ký, họ tên)

 

Phụ trách kế toán

(Chữ ký, họ tên)

Lập, ngày ... tháng ... năm...

Thủ trưởng đơn vị

(Chữ ký, họ tên, đóng dấu)


 

Cơ quan cấp trên: ...

Đơn vị chủ đầu tư: ...                                                     

Ban quản lý dự án: ...                                                       

 

Mẫu số F03A-CĐT

(Ban hành theo QĐ số 214 /2000/QĐ-BTC

ngày  28/12 /2000 của Bộ Tài chính)

THỰC HIỆN ĐẦU TƯ THEO DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH, HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH

Quý ... năm ...

 Đơn vị tính.....

Tên dự án công trình, hạng mục công trình

Dự toán

Kế hoạch năm

Thực hiện đầu tư

trong quý báo cáo

Luỹ kế thực hiện đầu tư từ đầu năm đến cuối quý báo cáo

Luỹ kế thực hiện đầu tư từ khởi công đến cuối quý báo cáo

 

 

 

 

Xây

lắp

Thiết

bị

Chi phí khác

Cộng

Xây

lắp

Thiết

bị

Chi phí khác

Cộng

Xây

lắp

Thiết

bị

Chi phí khác

Cộng

A

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

1. Dự án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Công trình

+ HMCT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Công trình

+ HMCT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Chi phí khác chưa tính cho từng đối tượng đầu tư

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Dự án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Công trình

+ HMCT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Công trình

+ HMCT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Chi phí khác chưa tính cho từng đối tượng đầu tư

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Dự án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng (1+2+3+...)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập

(Chữ ký, họ tên)

Phụ trách kế toán

(Chữ ký, họ tên)

Thủ trưởng đơn vị

(Chữ ký, họ tên, đóng dấu)


 

Cơ quan cấp trên: ...

Đơn vị chủ đầu tư: ...                                                     

Ban quản lý dự án:...                                                       

Mẫu số F03B-CĐT

(Ban hành theo QĐ số 214 /2000/QĐ-BTC

ngày  28/12 /2000 của Bộ Tài chính)

QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ THEO DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH, HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH
HOÀN THÀNH BÀN GIAO SỬ DỤNG

Quý......năm........

                                                                                                                                                                                    Đơn vị tính: . . .

Tên dự án, công trình, hạng mục công trình

Dự toán

Phê duyệt quyết toán vốn đầu tư trong quý báo cáo

Luỹ kế phê duyệt quyết toán vốn đầu tư từ đầu năm đến cuối quý báo cáo

Luỹ kế phê duyệt quyết toán vốn đầu tư từ khởi công đến cuối quý báo cáo

 

 

Xây

lắp

Thiết

bị

Chi phí khác

Cộng

Xây

lắp

Thiết

bị

Chi phí khác

Cộng

Xây

lắp

Thiết

bị

Chi phí khác

Cộng

A

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

1. Dự án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Công trình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

   + HMCT

   + ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Dự án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Công trình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

   + HMCT

   + ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Dự án

- ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng (1+2+3+....)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập

(Chữ ký, họ tên)

Phụ trách kế toán

(Chữ ký, họ tên)

Lập, ngày ... tháng ... năm...

Thủ trưởng đơn vị

(Chữ ký, họ tên, đóng dấu)


 

Cơ quan cấp trên:........

Đơn vị chủ đầu tư:.......                                                     

Ban quản lý dự án:......                                                    

Mẫu số F03C-CĐT

(Ban hành theo QĐ số 214 /2000/QĐ-BTC ngày  28/12 /2000 của Bộ Tài chính)

CHI PHÍ KHÁC

Quý... năm ...

Đơn vị tính:......

 STT

Nội dung chi phí

Mã số

Kế

 hoạch năm

Thực hiện

quý

báo

cáo

Luỹ kế từ đầu năm

đến cuối

quý

 báo cáo

Luỹ kế từ khởi công

đến cuối

quý

 báo cáo

1

A

2

3

4

5

6

1

Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

 

 

 

 

 

 

- Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi

 

 

 

 

 

 

- Chi phí  và lệ phí thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi

 

 

 

 

 

 

- ...

 

 

 

 

 

2

Giai đoạn thực hiện đầu tư

 

 

 

 

 

 

- Chi phí đền bù và tổ chức thực hiện đền bù

 

 

 

 

 

 

- Chi phí phục vụ cho công tác tái định cư và phục hồi

 

 

 

 

 

 

- Chi phí khảo sát xây dựng

 

 

 

 

 

 

- Chi phí cho công việc đấu thầu

 

 

 

 

 

 

- Chi phí tư vấn

 

 

 

 

 

 

- ...

 

 

 

 

 

3

Giai đoạn kết thúc đưa dự án vào khai thác sử dụng

 

 

 

 

 

 

- Chi phí thu dọn vệ sinh công trình, nghiệm thu, khánh thành

 

 

 

 

 

 

- Chi phí thực hiện quy đổi vốn

 

 

 

 

 

 

- ...

 

 

 

 

 

4

Chi phí Ban quản lý dự án

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

Người lập

(Chữ ký, họ tên)

 

Phụ trách kế toán

(Chữ ký, họ tên)

Lập, ngày ... tháng ... năm...

Thủ trưởng đơn vị

(Chữ ký, họ tên, đóng dấu)

 

Cơ quan cấp trên:........

Đơn vị chủ đầu tư:.......                                                     

Ban quản lý dự án:......                                                    

Mẫu số F03D-CĐT

(Ban hành theo QĐ số 214 /2000/QĐ-BTC ngày  28/12 /2000 của Bộ Tài chính)

CHI PHÍ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN

Quý... năm...

Đơn vị tính:.......

S

T

T

Nội dung chi phí

Mã số

Kế

hoạch năm

Thực hiện

quý

báo

cáo

Luỹ kế từ đầu năm

đến cuối

quý

 báo cáo

Luỹ kế từ khởi công

đến cuối

quý

 báo cáo

1

A

2

3

4

5

6

1

Tiền lương và các khoản phụ cấp lương

 

 

 

 

 

2

Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn

 

 

 

 

 

3

Công tác phí

 

 

 

 

 

4

Thông tin, liên lạc

 

 

 

 

 

5

Văn phòng phẩm

 

 

 

 

 

6

Công cụ, dụng cụ

 

 

 

 

 

7

Tài sản cố định

 

 

 

 

 

8

Điện, nước

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

Chi phí khác

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

Người lập

(Chữ ký, họ tên)

 

Phụ trách kế toán

(Chữ ký, họ tên)

Lập, ngày ... tháng ... năm...

Thủ trưởng đơn vị

(Chữ ký, họ tên, đóng dấu)


PHỤ LỤC SỐ 01

NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN NHẬT KÝ - SỔ CÁI.

Đặc trưng cơ bản của hình thức sổ kế toán Nhật ký - Sổ Cái:

Đặc trưng cơ bản của hình thức sổ kế toán Nhật ký - Sổ Cái là: các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản  kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái.

Căn cứ để ghi sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán.

Hình thức sổ kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm các loại sổ kế toán sau:

- Nhật ký - Sổ Cái;

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức sổ kế toán Nhật ký - Sổ Cái

- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán ghi vào Nhật ký - Sổ Cái, sau đó ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết.

- Cuối tháng, phải khóa sổ và tiến hành đối chiếu khớp đúng số liệu giữa sổ Nhật ký - Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết).

- Về nguyên tắc, số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối kỳ của từng tài khoản  trên sổ Nhật ký - Sổ Cái phải khớp đúng với số liệu trên Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản  tương ứng.

Danh mục, mẫu sổ kế toán theo hình thức sổ kế toán Nhật ký - Sổ Cái được trình bày ở phần thứ tư của chế độ này.


TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN
THEO HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN NHẬT KÝ - SỔ CÁI

 

 

 

 

 



PHỤ LỤC SỐ 02

NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN HÌNH THỨC
 SỔ KẾ TOÁN CHỨNG TỪ GHI SỔ

Đặc trưng cơ bản của hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ

Đặc trưng cơ bản của hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:

+ Ghi theo trình tự thời gian trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ.

+ Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.

Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ gốc hoặc Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại và có cùng nội dung kinh tế.

Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục cho cả năm (theo số thứ tự trong sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ gốc đính kèm, phải được phụ trách kế toán duyệt trước khi ghi sổ kế toán.

Hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ có các loại sổ kế toán sau:

- Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ;

- Sổ Cái;

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ

- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết.

- Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối tài khoản.

- Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính.

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối tài khoản phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối tài khoản phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối tài khoản phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.

Danh mục, mẫu sổ kế toán theo hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ xem phần thứ tư của Chế độ này.


TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN
THEO HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN CHỨNG TỪ GHI SỔ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Ghi chú:

                                    Ghi hàng ngày

 

                                    Ghi cuối tháng

 

                                    Đối chiếu, kiểm tra

 


PHỤ LỤC SỐ 03

NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC
 SỔ KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG

 

Đặc trưng cơ bản của hình thức sổ kế toán Nhật ký chung

Tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của từng nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.

Hình thức sổ kế toán nhật ký chung bao gồm các loại sổ kế toán sau:

- Sổ Nhật ký chung;

- Sổ Cái;

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức sổ kế toán Nhật ký chung

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán được dùng làm căn cứ ghi sổ trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ vào số liệu trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ kế toán chi tiết liên quan.

Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng Cân đối tài khoản.

Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính.

Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối tài khoản phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung cùng kỳ.

Danh mục, mẫu sổ kế toán theo hình thức sổ kế toán Nhật ký chung xem phần thứ tư của Chế độ này.


TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN
THEO HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Ghi chú:

                                    Ghi hàng ngày

                                    Ghi cuối tháng

                                    Quan hệ đối chiếu

THE MINISTRY OF FINANCE
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 214/2000/QD-BTC

Hanoi, December 28, 2000

 

DECISION

PROMULGATING THE ACCOUNTING REGIME APPLICABLE TO INVESTING UNITS

THE FINANCE MINISTER

Pursuant to the Ordinance on Accounting and Statistics promulgated by Order No. 06-LCT/HDNN of May 20, 1988 of the State Council and the Charter on organization of the State Accounting, promulgated together with Decree No. 25/HDBT of March 18, 1989 of the Council of Ministers (now the Government);
Pursuant to the Government’s Decree No. 15/CP of March 2, 1993 defining the tasks, powers and State management responsibilities of the ministries and ministerial-level agencies;
Pursuant to the Government’s Decree No. 178/CP of October 28, 1994 stipulating the functions, tasks and organizational structure of the Finance Ministry;
Pursuant to the Government’s Decree No. 52/1999/ND-CP of July 8, 1999 promulgating the Regulation on Investment and Construction Management; Decree No. 12/2000/ND-CP of May 5, 2000 amending and supplementing a number of articles of the Investment and Construction Management Regulation issued together with Decree No. 52/1999/ND-CP of July 8, 1999 of the Government;
Pursuant to the Finance Minister’s Decision No. 1141-TC/QD/CDKT of November 1, 1995, promulgating the Enterprises’ Accounting Regime and Decision No. 999-TC/QD/CDKT of November 2, 1996 promulgating the System of Administrative and Public-Service Accounting Regimes;
After obtaining the consent of the Construction Minister in Official Dispatch No. 2313-BXD/TCKT of December 14, 2000;
At the proposal of the director of the Accounting Regime Department,

DECIDES:

Article 1.- To promulgate together with this Decision the “Accounting regime applicable to investing units”, including:

1. The general provisions;

2. The system of accounting voucher forms and the provisions on method of formulating accounting vouchers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The system of accounting book forms and the provisions on the method of recording accounting books;

5. The system of financial report forms and the provisions on method of making financial reports.

Article 2.- The investing units’ accounting regime shall apply to all investing units, which establish project management boards and organize separate accounting work, of the enterprises of all economic sectors and the administrative and public-service units. Where investing units do not set up the project management boards, the accounting of investment projects shall be effected on the same accounting book systems of the enterprises or administrative and public-service units.

Article 3.- This accounting regime takes effect for implementation nationwide as from January 1, 2001 in replacement of the investing units’ accounting regime issued together with Joint Circular No. 72/TT/LB of December 6, 1991 “Guiding the application of the investing units’ accounting regime” of the Finance Ministry and the Construction Ministry.

Article 4.- The People’s Committees of the provinces and centrally-run cities; the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the central-level agencies, organizations and social organizations, the heads of concerned units shall have to direct and deploy the implementation of this Decision.

 

 

FOR THE FINANCE MINISTER
VICE MINISTER





Tran Van Ta

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(Issued together with the Finance Ministry’s Decision No. 214/2000/QD-BTC of December 28, 2000)

Part one

GENERAL PROVISIONS

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- The investing units’ accounting regime shall apply to all investing units that establish project management boards and organize separate accounting work. For investing units that do not set up project management boards, the accounting of investment projects shall be effected on the same accounting book system of the enterprises or administrative and public-service units, but must comply with the provisions of this regime in terms of contents, recording methods and opening of detailed accounting books reflecting the investment capital sources, investment execution expenditures, the elaboration of financial reports and the final settlement of investment capital of completed projects.

Article 2.- The investing units shall have to abide by the accounting regime under the Ordinance on Accounting and Statistics, the Charter on organization of the State Accounting, the current legal documents on accounting, auditing and the provisions in this Decision.

Article 3.- The investing units’ accountants are tasked to:

1. Gather, reflect, process and synthesize fully, promptly and accurately information on formulated investment capital sources (including the allocated State budget capital, owner’s capital, loan capital, support capital, aid,…); the situation on spending, using and settling investment capital; the situation on final settlement of investment capital by its structure, completed projects, works, work items.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Inspect and control the observance of the State’s and the units’ criteria, norms, regimes and policies of financial management regarding investment and construction; inspect the management and use of supplies and property of various kinds, the observance of payment disciplines, observance of the cost-estimates.

4. Make and submit on time the financial reports to superior managing agencies as well as to payment, lending, capital-providing and statistical bodies. Supply necessary information and materials in service of the cost estimation, the elaboration of norms on expense for investment and construction activities. Analyze and evaluate the efficiency of the use of investment capital sources by the investing units.

Article 4.- Requirements on the accounting work at investing units

- To reflect in time, fully, accurately and truthfully all economic and financial activities arising in the course of investment and construction at the investing units;

- To ensure the strict, comprehensive and constant management of all supplies, property and capital at the investing units;

- The indexes reflected by accountants must be consistent with the indexes prescribed in the cost-estimates in terms of the contents and methods of calculation;

- The data in the financial reports must provide fully, truthfully and accurately economic and financial information necessary for managerial activities and the implementation of the process of investment, settlement of investment capital of investing units;

- The accounting work must be organized in a neat, economical and efficient manner.

Article 5.- The contents of accounting work of investing units

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Reflecting the existing amounts and the evolution of investment capital according to each formation source, including the allocated State budget source, the investor’s own capital source, the loan capital source, the support capital source, aid and investment support amounts.

Accounting the use of investment capital:

1. Reflecting expenses for investment execution according to investment capital structure, projects, works, work items.

2. Reflecting the existing amounts and the evolution of assorted property of the investing units, such as:

- Cash, foreign currency(ies) in funds or deposited at banks and/or the State Treasury;

- The quantity and value of supplies, equipment, raw materials and materials, instruments and tools;

- The quantity, cost price and tear and wear value of the existing fixed assets and the situation on evolution of the fixed assets, procurement, construction and repair of fixed assets of the project management boards;

- The payable debts and payment of debts to sellers, service providers, contractors;

- The debts to be recovered and the situation on the collection thereof from subjects inside and outside the investing units;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Reflecting payable debts arising in the investing units’ activities, such as: amounts deducted according to wages for remittance, amounts payable to members of the project management boards, amounts payable to the budget (if any) and the payment of other payable, remittable amounts.

4. Accounting of other revenues, other expenses (as prescribed by the financial regime) of the project management boards.

Making financial reports and investment final settlement reports:

- Making and sending on time the investing units’ financial reports to the superior managing bodies, the payment, lending, capital-providing and statistical agencies;

- Making and sending on time annual reports on investment capital disbursement and reports on final settlement of investment capital of completed projects which are put into exploitation and use according to the current regulations on final settlement of investment capital;

- Periodically analyzing the financial reports, proposing measures to enhance the management of investment and construction activities of the investing units.

Article 6.- Asset inventory

At the end of the accounting year before closing the accounting books, the investing units shall have to conduct the inventory in order to determine accurately the quantity and value of assets, supplies, capital… which are available at the time of inventory, compare and certify existing debts so as to ensure the consistency between data on the accounting books and the actual data.

The investing units shall also have to conduct the extraordinary inventory upon the dissolution, merger, operation suspension or in other cases prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The accounting inspection aims to ensure that the legal provisions on finance and accounting be strictly observed, accounting data be accurate, truthful and objective.

The investing units shall be subject to the accounting inspection by their superior managing bodies and the finance bodies at least once a year, which must necessarily be carried out before approving the final settlement of investment capital of completed projects.

The heads and accountancy chief of the investing units must abide by the inspection orders of the superior managing bodies, the finance bodies, the payment, lending and capital-providing agencies; have to fully, promptly and honestly supply necessary data and materials to facilitate the accounting inspection.

Article 8.- Archival of accounting documents

The accounting documents which must be archived shall include: accounting vouchers, accounting books, financial reports and other documents relating to accounting.

At the end of the accounting year and upon the completion of the accounting work, all accounting documents which are no longer used for book entries in the following accounting year must be arranged, classified, enumerated, tied up and listed for archival as prescribed.

Where the entering of accounting books and the elaboration of financial reports are computerized, at the end of the accounting period (month, quarter) and after the completion of the book closure, the entire system of general accounting books, detailed accounting books and financial reports must be printed out and all legal procedures must be filled in like the hand-written accounting books in service of the inspection and control by State bodies, before they are archived together with other accounting documents.

The durations for archival and preservation of accounting documents shall comply with the State’s regulations on archival of accounting documents.

Article 9.- The investing units which establish the project management boards shall have to organize the accounting apparatus into sections (or groups), depending on the project scale, and nominate people to take charge of the accountancy.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Where the investors do not establish the project management boards, the accounting officials must be arranged to perform the accounting work, reflecting the entire process of receiving and using the investment capital and making the final settlement of investment capital when the projects are completed and put into operation and use.

Article 10.- When setting up the project management boards of the investing units and deciding to appoint the boards’ heads (or directors), the competent bodies shall have to simultaneously nominate persons to take charge of the accountancy for organizing the performance of the accounting work at the project management boards.

Article 11.- The officials and employees of the investing units must strictly abide by the regulations on finance and accounting and have to fully and promptly supply necessary vouchers and documents related to the accounting work and take responsibility for the accuracy, truthfulness, legality, validity of the completed accounting vouchers and documents.

Article 12.- The accountancy chiefs of investing units shall function to assist the heads of the units or the heads or directors of the project management boards in directing and organizing the performance of the entire financial and accounting work as well as the economic information within the units; conduct the inspection and control of the observance of the financial and accounting regimes, the adherence to the State’s standards and norms and observance of financial and accounting disciplines at the investing units.

Article 13.- The accountancy chief shall submit to the direction and direct leadership of the heads of the investing units or the heads or directors of the project management boards, and at the same time submit to the professionally financial and accounting direction and inspection by the financial management bodies.

Article 14.- Handling of violations

All acts of violating the legal provisions on accounting shall, depending on the nature and seriousness of the violations, be sanctioned strictly according to the Ordinance on Accounting and Statistics, the Decree on sanctioning administrative violations in the field of accounting and other relevant legal documents of the State.

Chapter II

ACCOUNTING VOUCHERS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 16.- All economic and financial operations arising in the reception and use of investment capital, and other operational revenues and expenditures of the investing units must be recorded in accounting vouchers. The accounting vouchers must be made in strict accordance with the regulation on invoices and vouchers and with the provisions of this regime.

Article 17.- The contents of the system of accounting vouchers shall include the following indexes:

1. Labor and wage;

2. Supplies;

3. Currency;

4. Fixed assets;

5. Accounting vouchers promulgated in other legal documents.

The list of accounting vouchers applicable to investing units is prescribed in Part Two (A).

Article 18.- An accounting voucher must contain all the following details:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Day, month, year of issuance;

3. The serial number of the voucher;

4. The name and address of the unit or individual that has made the voucher;

5. The name and address of the unit or individual that receives the voucher;

6. The contents of the arising economic and financial operations;

7. The indexes on quantity and value;

8. The signatures of the voucher maker and the person responsible for the accuracy of the economic and financial operations. The vouchers reflecting the economic relations between the investing unit and the legal persons and individuals must be signed by the controller and the approver and stamped with the unit’s seal.

For vouchers related to the sale of products made on trial basis (if any), the Finance Ministry’s regulations on invoices and vouchers must be strictly complied with.

Article 19.- The accounting vouchers must be made in full series as prescribed. The vouchers must be inscribed clearly, truthfully, fully with all details, and the unfilled-in blanks must be crossed out. There must be no erasion or correction on vouchers. In case of wrong inscription, the wrongly inscribed copy must be cancelled but not torn from the counterfoils.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 21.- Order for circulation of accounting vouchers

The order and time limit for circulating the accounting vouchers shall be stipulated by the accountancy chiefs of the investing units. The accounting vouchers made by the investing units or sent from outside must all be concentrated at the units’ accounting sections. The accounting sections shall have to examine the truthfulness, legality and validity of the received accounting vouchers which shall be used for making entries in the accounting books only after they are examined and verified as true.

The order for circulation of accounting vouchers shall cover the following steps:

1. Making accounting vouchers and reflecting the arising economic and/or financial operations in the vouchers;

2. Checking, scrutinizing and approving the contents of economic operations;

3. Making entries in accounting books on the basis of vouchers;

4. Preserving and archiving accounting vouchers.

Article 22.- The inspection of accounting vouchers shall cover the following contents:

1. Checking the transparency, truthfulness, adequacy of the indexes reflected on the vouchers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Checking the accuracy of data and information on the vouchers;

4. Inspecting the observance of the regulation on internal control by the voucher makers, examiners and approvers for each type of economic and financial operation.

If acts of violating the State’s economic and financial policies and regimes are detected, upon the inspection of accounting vouchers, the implementation of such accounting vouchers (fund deductions, payment, exwarehousing,…) must be rejected and the violations must be immediately reported to the heads and accounting chiefs of the units for timely handling thereof according to the current regulations.

For accounting vouchers made not according to the prescribed procedures, contents and/or with unclear inscriptions or figures, the persons responsible for the examination thereof or for book entries must return them and notify such to the units where the vouchers have been made for refilling in or supplementing the procedures and readjustment before they are received and used as basis for book entries.

Article 23.- Management of accounting vouchers

All cases of losing original vouchers must be reported to the units’ heads and accountancy chiefs for timely handling measures. Particularly the loss of sale invoices, receipts or blank checks must be reported to the tax offices, banks, State Treasuries and local polices on the lost quantity and the circumstances under which such things are lost for verification measures and handling according to law, as well as for measures to make announcements thereon and to invalidate the lost vouchers as soon as possible.

Chapter III

SYSTEM OF BOOK-KEEPING ACCOUNTS

Article 24.- The system of book-keeping accounts applicable to investing units shall include 33 accounts in the Accounting Balance Sheet and 4 accounts outside the Accounting Balance Sheet, as prescribed in Part Three (A), which are classified into 9 types.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The accounts outside the Accounting Balance Sheet are implemented according the method of “single entry”.

The project management boards shall base themselves on the operation characteristics and project management requirements as well as financial decentralization to select and apply appropriate book-keeping accounts. The project management boards may additionally open grade-2 accounts (for accounts not yet specified as grade-2 accounts). The opening of additional grade-1 accounts must be approved in writing by the Finance Ministry.

Chapter IV

ACCOUNTING BOOKS

Article 25.- The accounting books shall include:

- The books for general accounting, called the general accounting books;

- The books for detailed accounting, called detailed accounting books.

The general accounting books include: The ledger, the journal and other general accounting books.

The detailed accounting books include detailed accounting books and cards.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The registration of the investing units’ accounting books with the State management bodies shall comply with the current regulations of the State.

Article 26.- The Journal is used to record economic and financial operations arising in each accounting period and in an accounting year according to the time order and reciprocal relations between accounts of such operations. The accounting data on the Journal reflect the total amount arising on the Debit side and the total amount arising on the Credit side of all book-keeping accounts used at the investing units.

The Journal must fully reflect the following factors:

1. Day, month of book entry;

2. The serial number and date of issuance of accounting vouchers used as basis for book entries;

3. The summary of the economic contents of the arising operations;

4. The money amount of the arising operation.

Article 27.- The Ledger is used to record economic and financial operations arising in the accounting period and year (according to book-keeping accounts prescribed in the book-keeping account regime applicable to the investing units). The accounting data on the Ledger reflect the situation on evolution and existing amounts of the investment capital sources, expenses for implementation of investment projects, various types of assets, debts to be recovered or to be paid, other revenues and operational expenditures (if any) of the investing units.

The Ledger must fully reflect the following factors:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The serial number and date of issuance of accounting vouchers used as basis for book entries;

3. The summary of economic contents of the arising operation;

4. The money amount of the arising economic operation, inscribed on the Debit side or the Credit side of the account.

Article 28.- The detailed accounting books are used for detailed recording of accounting objects that need to be monitored in detail according to managerial requirements. The data on detailed accounting books supply information in service of the management of each kind of asset, capital sources, debts to be recovered, debts to be paid, which have not yet been reflected in detail on the Journal and the Ledger, in service of the calculation and elaboration of norms in the financial reports and the reports on final settlement of the investment capital of the completed projects.

The quantity and structure of the detailed accounting books are not compulsorily prescribed. The investing units shall have to base themselves on the guiding provisions of this regime and their managerial requirements to open necessary and appropriate books of detailed accounting.

Article 29.- The investing units must base themselves on the system of book-keeping accounts, accounting regimes of the State and their own managerial requirements to adequately open necessary general accounting books and detailed accounting books.

Article 30.- The entering of accounting books must be based on accounting vouchers. All data inscribed on the accounting books must be evidenced by lawful and valid accounting vouchers.

Article 31.- The accounting books must be strictly managed, with the book-keeping and entering responsibility being assigned to individuals. Employees assigned the accounting books shall have to bear responsibility for things inscribed therein and to keep the books during the time of using them.

In case of change of the accounting book keepers and inscribers, the accountancy chiefs shall have to organize the hand over of responsibility to manage and enter accounting books between the out-going accountants and the in-coming accountants. The out-going accountants shall take responsibility for all book entries during the time they kept and entered the books. The in-coming accountants shall take responsibility as from the date of hand-over. The hand-over minutes must be signed for certification by the heads and accountancy chiefs of the investing units.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 33.- The prescribed forms of accounting book uniformly applicable to the investing units shall include:

- The form of Journal-Ledger accounting book;

- The form of Book-Entry Voucher accounting book;

- The form of General Journal accounting book.

Each form of accounting book contains specific provisions on the quantity, structure, order, recording method and the relationships among the accounting books (prescribed in Part Three). The investing units must base themselves on the operation scale and characteristics, managerial requirements, professional qualifications of accountancy personnel and the technical calculating equipment conditions to select an appropriate form of accounting book. The investing units must observe all basic principles on the selected form of accounting book regarding the type of book, the structure of each type of book, the relationship and combination between assorted books, the order and technique of entering accounting books of various types.

Article 34.- The opening and entering of accounting books must ensure the full, timely, accurate, truthful, continuous and systematic reflection of the situation on receiving and using the investment capital sources; the expenditure on project execution; the situation on evolution and availability of various types of property, receivable debts, payable debts in order to supply economic and/or financial information for the elaboration of the financial reports and the reports on final settlement of the investment capital of completed projects of the investing units.

All items of property or supplies or all amounts of capital of the investing units must absolutely not be put outside the accounting books in any form.

Article 35.- The accounting books must be opened at the beginning of an accounting year or immediately after the decisions on setting up the investing units or the project management boards are issued. The heads and accounting chiefs of the investing units or the project management boards shall have to sign for approval these accounting books before they are used.

Article 36.- The accounting books must strictly comply with the forms prescribed in this regime and may be bound in volumes or left in loose sheets. The loose sheets, after being used, must be bound in volumes for archival. Before the accounting books are used, the following procedures must be completed:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The first cover page of a book must be clearly written with the name of the investing unit, the book title, the date of book opening, the accounting year, the full name of the book keeper, the date of ending book entry or the date of transferring the book to another person.

Pages must be numbered and stamped with the investing unit’s seal at places between two pages (called the overlapping stamp).

The heads and accountancy chiefs of the investing units or the project management boards must sign for certification on the first pages and the last pages of the accounting books.

For books in loose sheets:

The top of each loose sheet must be clearly inscribed with the name of the investing unit, the serial number of each book sheet, the book title, the date of use, the full name of the book keeper and inscriber.

The loose sheets, before being used, must be signed for certification by the heads and accountancy chiefs of the investing units or the project management boards, stamped and recorded in the register for use of loose-sheeted books.

The loose-sheeted books must be arranged in a certain order to ensure safety and easy access.

Article 37.- Where accounting-book entries are computerized:

The investing units may enter their accounting books by computers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 38.- The data inscribed on the accounting books must be clear, continuous and systematic. Line skipping is not allowed. Inserted or atop inscription is not permitted. When a page is finished, the figures of each page must be added up, and at the same time the total figure must be carried forward to the top of the next page.

Article 39.- Errors (if any) in the accounting books must be corrected by one of the three following methods:

- The method of correction (also called method of wiping out);

- The method of negative figure inscription (also called the method of red inscription);

- The method of additional inscription.

Article 40.- When the method of correction is used to correct errors on accounting books, the wrongly inscribed figures shall be crossed out with a red-ink line so that the wrongly inscribed content which has been crossed out can still be seen. Above the crossed-out place, the correct figure shall be inscribed in common ink. If error is made to only one numeral, the entire wrong figure must be crossed out and replaced with the correct figure. The corrected figures should be certified to their sides with the signature of the accountancy chief.

The method of correction shall apply in cases where:

- Errors are made in the explanation and not related to the reciprocal relationships between accounts;

- Errors do not affect the total money amounts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The negative figure inscription method shall apply in cases where:

- Errors relate to the reciprocal relations between accounts due to wrong determination of amounts, which have already been inscribed in the accounting books and cannot be corrected by the method of correction;

- Errors are detected after the accounting balance sheets have been elaborated and submitted;

- Errors are made when the amounts of money in accounts have been inscribed time and again or the wrongly inscribed figures are bigger than the correct figures.

When using the method of negative figure inscription to correct errors, a “corrected book entry voucher” must be made and signed for certification by the accountancy chief.

Article 42.- The method of additional inscription shall apply to cases where the entries are inscribed correctly for the reciprocal relations between accounts but the inscribed money amounts are smaller than the money amounts actually arising in the economic and/or financial operations or the money amounts inscribed on vouchers are omitted and not fully added up. In case of correction by this method, the “corrected book entry voucher” must also be made and signed for certification by the accountancy chief. Basing themselves on this voucher, the accountants shall additionally inscribe the difference amount to suffice the correct figures.

Article 43.- Where the book entries are computerized, the errors can be corrected through one of the three above-mentioned methods, depending on each specific case, but the following regulations must be complied with:

- If errors are detected before the books are printed out, the correction can be made directly on the computers;

- If errors are detected after the books are printed out, signed and stamped with units’ seals, the correction shall be made on the already printed books as provided for by one of the three above-mentioned methods, and at the same time the errors on computers must also be corrected and the new book sheets must be printed out. The new book sheets must be kept together with the ones containing errors in order to facilitate the inspection and control.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 45.- At the end of the accounting period (month, quarter) and at the end of the accounting year, the accounting books must be closed. Besides, the accounting books must be closed in the following cases: Asset inventory, merger, division, operation suspension or dissolution of investing units.

Every time when accounting books are closed, the book-keepers, the book-examiners and the accountancy chiefs shall have to sign their names thereon.

Article 46.- The accounting books of all kinds (whether they are being used at the accounting sections or kept at the archival sections of the units) must be arranged neatly and tidily and preserved carefully in firmly locked wardrobes, trunks or rooms in order to avoid loss or misplacement. At the archiving places, all necessary measures must be taken to ensure the safe archive of accounting books.

During the time the accounting books are temporarily kept at the accounting sections, the accountancy chiefs are the persons responsible for organizing the preservation work. Where they are kept at the archive sections, the accountancy chiefs and the heads of the investing units shall be accountable therefor.

Chapter V

FINANCIAL REPORT

Article 47.- Contents of the financial report system:

1. The financial report applicable to investing units, prescribed in Part Five, include 4 report forms and 5 detail sub-forms as follows:

4 report forms

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Investment capital source                                  Form No.B02-CDT

3. Construction investment
implementation                                                     Form No.B03-CDT

4. Financial report explanation                               Form No.B04-CDT

1. Investment source detail                                    Form No.F02-CDT

2. Investment implementation by projects,
works, work items                                                 Form No.F03A-CDT

3. Final settlement of investment capital
according to projects, works, work
items, which are completed and
handed over for use                                              Form No.F03B-CDT

4. Other expenses                                                 Form No.F03C-CDT

5. Expenses for project management board           Form No.F03D-CDT

2. Besides the financial reports mentioned above, the investing units shall have to make other financial reports at the request of the capital payment agencies, or organizations which lend capital, provide investment capital as financial support or aid.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The number of reports, contents and method of calculation, form of presenting indexes in each financial report prescribed in this regime shall apply to all investing units which establish project management boards and organize independent accounting work.

For investing units which do not set up project management boards and their accounting of investment projects is effected on the same system of accounting books of enterprises or administrative and public-service units, apart from the system of financial report forms prescribed by the accounting regime applicable to enterprises or the accounting regime applicable to administrative and public-service units, they shall have to elaborate 2 report forms and 4 detail sub-forms as follows:

2 report forms:

1. Investment capital source                                  Form No.B02-CDT

2. Construction investment implementation             Form No.B03-CDT

4 detail sub-forms

1. Investment capital source detail                         Form No.F02-CDT

2. Investment implementation by projects,
works, work items                                                 Form No.F03A-CDT

3. Final settlement of investment capital
according to projects, works, work
items, already completed and handed
over for use                                                          Form No.F03B-CDT

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. For projects with decentralized management of investment:

- The superior and subordinate project management boards shall have to make financial reports as provided for by this regime in accordance with the assignment of responsibility for management of investment and financial assignment of units;

- The superior project management boards, apart from making financial reports of their own, shall have to make sum-up financial reports from the reports of their own and the financial reports of their attached subordinate units.

Article 49.- Time limits and recipients of financial reports are stipulated as follows:

- The financial reports of investing units are made and sent at the end of every quarter and fiscal year. The investing units may make monthly financial reports to serve the requirements of management and administration of the activities of investment projects.

- The quarterly financial reports are sent within 20 days after the end of the quarter. The annual financial reports are sent within 30 days after the end of the fiscal year.

- The recipients of the financial reports of investing units are stipulated as follows:

Report recipients

                                 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Units

Superior project management boards

Investors

Investors’ superiors

Payment, lending, capital- providing bodies

Statistical offices

A

1

2

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4

5

- Investors that set up the project management boards

x

x

x

x

x

- Investors that do not set up the project management boards

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

x

x

x

(*) Financial reports sent only to statistical offices

Where any legal documents contain provisions on the making and submission of financial reports of the investing units different from the provisions in this regime, the investing units shall comply with the provisions on the financial report regime prescribed by the legal document of higher legality.

Part Two

SYSTEM OF ACCOUNTING VOUCHER FORMS AND REGULATIONS ON METHOD OF MAKING ACCOUNTING VOUCHERS

Ordinal number

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Code

I

Labor and wage

 

1

Work day sheet

01-LDTL

2

Wage payment sheet

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3

Work accomplishment certification card

03-LDTL

4

Travel ticket

04-LDTL

5

Vehicle dispatch order

05-LDTL

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Overtime work ticket

06-LDTL

7

Package contract

07-LDTL

8

Labor accident inspection minutes

08-LDTL

II

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

9

Warehousing bill

01-VT

10

Delivery bill

02-VT

11

Supplies, equipment inspection minutes

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



12

Instrument, tool damage, loss notice

04-VT

13

Supplies, equipment, product inventory record

05-VT

14

Purchased goods list

06-VT

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Currency

 

15

Collection bill

01-TT

16

Expenditure bill

02-TT

17

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



03-TT

18

Advance payment paper

04-TT

19

Fund inventory

05a-TT

20

Fund inventory

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



IV

Fixed assets

 

21

Fixed asset delivery and reception record

01-TSCD

22

Fixed asset liquidation record

02-TSCD

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Fixed asset re-valuation record

03-TSCD

24

Fixed asset inventory record

04-TSCD

V

Accounting vouchers issued in other legal documents

 

25

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



01/GTKT-3LL

26

Invoice (added value)

01/GTKT-2LN

27

Sale invoice

02/GTTT-3LL

28

Sale invoice

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



29

Certificate of severance with social insurance enjoyment

C03-BH

30

List of laborers enjoying short-term social insurance

C04-BH

31

Investment capital withdrawal-cum cash receiving paper

C5-01/KB

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Investment capital withdrawal-cum transfer, money transfer by mail, telegraph, bank check granting

C5-02/KB

33

Written request for investment capital advance payment

C5-03/KB

34

Bill on payment for completed capital construction volume

B01/KB

35

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



B02/KB

36

Written request for investment capital advance

B03/KB

37

Written request for investment capital payment

B04/KB

38

Request for capital advance

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



39

Capital borrowing agreement

C11-Q

40

Price bill for payment of completed capital construction volume

C20-Q

41

Notice on capital construction investment capital norms

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Notice on withdrawal of capital construction investment capital norms

 

43

Record on pre-acceptance test of completed construction and installation volume

 

44

Record on pre-acceptance test of completed consultancy volume

 

45

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

46

Decisions approving completed settlement of investment capital

...

 

Part Three

SYSTEM OF BOOK-KEEPING ACCOUNTS AND REGULATIONS ON CONTENTS, STRUCTURE AND METHODS OF RECORDING OF BOOK-KEEPING ACCOUNTS

A. SYSTEM OF BOOK-KEEPING ACCOUNTS APPLICABLE TO INVESTING UNITS

Account serial number

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Notes

Grade 1

Grade 2

 

 

 

 

TYPE 1. CURRENT ASSETS CASH

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Cash

 

 

1111

Vietnamese currency

 

 

1112

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

112

 

Deposits at Banks, Treasuries

 

 

1121

Vietnamese currency

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1122

Foreign currency (ies)

 

113

 

Money on transfer

 

 

1131

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

1132

Foreign currency (ies)

 

131

 

To be collected from customers

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Deductible VAT

Detailed according to managerial requirements

136

 

Internally collectible

 

 

1361

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

1368

Other internally collectible amounts

 

138

 

Other collectible amounts

Detailed according to managerial requirements

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1381

Deficit assets awaiting handling

 

 

1388

Other collectible amounts

 

141

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

151

 

Purchased goods en route

 

152

 

Raw materials, materials

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1521

Materials in stock

 

 

1522

Materials delivered to contractors

 

 

1523

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

1524

Equipment sent for assembly

 

 

1525

Equipment in temporary use

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1526

Materials, equipment sent for processing

 

 

1528

Other materials

 

153

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

154

 

Cost of unfinished trial production

Applicable to projects with charged trial operation and trial production

155

 

Finished products

Applicable to projects with charged trial operation and trial production

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

TYPE 2. FIXED ASSETS

 

211

 

Tangible fixed assets

 

213

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

214

 

Fixed asset tear and wear

 

 

2141

Tangible fixed asset tear and wear

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2143

Intangible fixed asset tear and wear

 

241

 

Construction investment cost

 

 

2411

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

2412

Projects, works, work items, already completed and put to use, awaiting settlement approval

 

 

 

TYPE 3. PAYABLE DEBTS

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Short-term loans

 

331

 

Payable to sellers

 

333

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

3331

Payable VAT

 

 

 

33311 - Output VAT

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

33312 - VAT on imports

 

 

3332

Special consumption tax

 

 

3333

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

3338

Other taxes

 

 

3339

Charges, fees and other payable amounts

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Payable to employees

 

336

 

Payable internally

 

338

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

3381

Redundant assets awaiting settlement

 

 

3382

Trade Union fund

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3383

Social insurance

 

 

3384

Health insurance

 

 

3388

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

341

 

Long-term loans

Detailed according to managerial requirement

 

 

TYPE 4. SOURCES OF OWNER’S CAPITAL

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Difference resulting from asset revaluation

 

413

 

Exchange rate difference

 

421

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

441

 

Investment capital source

 

 

4411

State budget capital source

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4412

Owner’s capital source

 

 

4418

Other capital sources

 

466

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

TYPE 5. TURNOVER

 

511

 

Turnover from sale of trial-production products

Applicable to charged trial projects with operation, trial operation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

TYPE 6. EXPENSES

 

642

 

Expenses for project management board

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

721

 

Income from other operations

Detailed according to managerial requirements

 

 

TYPE 8. EXPENSES FOR OTHER OPERATIONS

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Expenses for other operations

Detailed according to managerial requirements

 

 

TYPE 0. ACCOUNTS OUTSIDE SHEET

 

001

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

002

 

Assets kept for others

 

007

 

Foreign currencies of various kinds

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Investment capital limit

 

Part Four

SYSTEM OF ACCOUNTING BOOK FORMS AND REGULATIONS ON METHODS OF ENTERING ACCOUNTING BOOKS

Ordinal number

Book’s title

Form code

Used for accounts

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

Journal-Ledger

Book
-entry
voucher

General Journal

1

Journal-Ledger

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



All accounts

x

 

 

2

Book-entry voucher

S02-CDT

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

3

Book-entry voucher register

S03-CDT

 

 

x

 

4

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



S04-CDT

All accounts

 

x

 

5

General Journal

S05-CDT

All accounts

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

x

6

Ledger (form of General Journal)

S06-CDT

All accounts

 

 

x

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Cash book

S07-CDT           

Used for cashiers

x

x

x

8

Cash spending book

S08-CDT

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



x

x

x

9

Bank, Treasury deposit book

S09-CDT

Account 112

x

x

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



10

Warehouse books (or cards)

S10-CDT

Used for warehouse keepers

x

x

x

11

Detail book on materials, instrument, tools, finished products

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Account 152, 153, 155

x

x

x

12

Fixed asset book

S12-CDT

Account 211, 213

x

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



x

13

Asset book according to using units

S13-CDT

 

x

x

x

14

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



S14-CDT

Account 154

x

x

x

15

Construction investment cost book

S15-CDT

Account 241

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



x

x

16

Project management board expense book

S16-CDT

Account 642

x

x

x

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Other expenses book

S17-CDT

 

x

x

x

18

Detail book on payment to buyers, sellers

S18-CDT

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



x

x

x

19

Foreign currency payment detail book

S19-CDT

Account 131, 136, 331, 336, 341,...

x

x

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



20

Borrowed money detail book

S20-CDT

Account 311, 341

x

x

x

21

Detail book on accounts

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Account 133, 136, 138, 141, 333, 334, 336, 338, 431, 466,...

x

x

x

22

Investment capital source detail book

S22-CDT

Account 441

x

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



x

23

Book on turnover from sale of trial-production products

S23-CDT

Account 511

x

x

x

Part Five

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Code

1

Accounting balance sheet

B01-CDT

2

Investment capital source

B02-CDT

3

Investment implementation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4

Financial report explanation

B04-CDT

5

Investment capital source details

F02-CDT

6

Investment implementation by projects, works, work items

F03A-CDT

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Settlement of investment capital by projects, works, work items, which are completed and put to use

F03B-CDT

8

Other expenses

F03C-CDT

9

Project management board expenses

F03D-CDT

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



CONTENTS AND ORDER OF ENTERING ACCOUNTING BOOKS IN FORM OF JOURNAL- LEDGER ACCOUNTING BOOKS

Basic features of the form of Journal-Ledger accounting book:

The basic features of the form of Journal-Ledger accounting book are: The arising economic operations are recorded according to the time order and economic contents (according to book-keeping accounts) on the same sole general accounting book being the Journal-Ledger.

The bases for entering the Journal-Ledger accounting book are accounting vouchers or the accounting balance sheets.

The form of Journal-Ledger accounting book shall include the following types of accounting book:

- Journal- Ledger;

- Detailed accounting books, cards.

The order of entering accounting books in form of Journal-Ledger accounting book:

- Daily, based on the accounting vouchers or the general sheet of accounting vouchers, to enter the Journal-Ledger, then enter the detailed accounting books and cards.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- On principle, the arising Debit amount, the arising Credit amount and the period-end balance of each account on the Journal-Ledger must be consistent with the figures on the General Detail Sheet according to each corresponding account.

The list and forms of the accounting books in form of Journal-Ledger accounting book are presented in Part Four of this regime.

 

APPENDIX NO. 2

CONTENTS AND ORDER OF ENTERING THE ACCOUNTING BOOKS IN FORM OF BOOK-ENTRY VOUCHER ACCOUNTING BOOK

Basic features of the form of Book-Entry Voucher accounting book

The basic features of the form of Book-Entry Voucher accounting book: The direct bases for entering the general accounting book is the “Entry Vouchers”. The entering of general accounting books shall include:

+ Entering according to the time order on the entry voucher register.

+ Entering according to economic contents on the Ledger.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The entry vouchers are numbered in series for the whole year (according to the ordinal number in the entry voucher register) and enclosed with original vouchers, and must be approved by the accountancy chief before entering the accounting books.

Forms of Book-Entry Voucher accounting book shall include the following types of accounting book:

- The entry voucher register;

- The Ledger;

- The detailed accounting books, cards

The order of entering accounting books in form of Book-Entry Voucher accounting book

- Daily, to make the entry vouchers, based on the accounting vouchers or the general sheet of accounting vouchers. Based on the Entry Voucher, to enter the entry voucher register, which are later used for entering the Ledger. The accounting vouchers, after being used as bases for making the Entry Voucher, shall be used for entering the detailed accounting books and cards.

- At the month-end, to close the book and calculate the total sum of money of the economic and financial operations arising in the month on the entry voucher Register, calculate the total arising Debit amount, the total arising Credit amount and the balance of each account on the Ledger. Based on the Ledger to make the account balance sheet.

- After the comparison for consistency, the figures on the Ledger and the Detail General Sheet (made from the detailed accounting books) are used for making the financial reports.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The list and form of accounting books in form of Book-Entry Voucher accounting book can be seen in Part Four of this Regime.

 

APPENDIX NO. 3

CONTENTS AND ORDER OF ENTERING ACCOUNTING BOOKS IN FORM OF GENERAL JOURNAL

Basic features of the accounting book form of General Journal.

All arising economic and financial operations must be entered into the General Journal, according to the time order of their arising and determination of the accounting amount of each operation, then the figures on the General Journal shall be taken out for entering the Ledger according to each arising operation.

Accounting book form of General Journal shall include the following types of accounting book:

- The General Journal;

- The Ledger;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The order of entering the accounting books in form of General Journal

Daily, based on the accounting vouchers used as bases for book entry, first of all to enter the arising operations into the General Journal, then based on the figures on the General Journal, to make entries into the Ledger according to appropriate book-keeping accounts. If the units opened the detailed accounting books, alongside the entering of the General Journal, the arising operations are entered into the relevant detailed accounting books.

At the end of a month, quarter and year, to add up the figures on the Ledger, make the Account Balance Sheet.

After the consistency inspection and comparison, the figures recorded on the Ledger and the Detail General Sheet (made from the detailed accounting books) shall be used for making the financial reports.

On principle, the total arising Debit amount and the total arising Credit amount on the Account Balance Sheet must be equal to the total arising Debit amount and the total arising Credit amount on the General Journal of the same period.

The list and form of the accounting book in form of General Journal can be seen in Part Four of this Regime.-

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 214/2000/QĐ-BTC ngày 28/12/2000 về chế độ kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


20.555

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.181.231
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!