Tiền nhuận bút của một tác phẩm báo điện tử có thể lên tới 9.000.000 đồng

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
06/05/2024 12:00 PM

Cho tôi hỏi, số tiền nhuận bút tối đa của một tác phẩm báo điện tử mà tác giả có thể nhận được là bao nhiêu? – Minh Thư (Bến Tre)

 

Tiền nhuận bút của một tác phẩm báo điện tử có thể lên tới 9.000.000 đồng

Tiền nhuận bút của một tác phẩm báo điện tử có thể lên tới 9.000.000 đồng (Hình từ internet)

Tiền nhuận bút của một tác phẩm báo điện tử có thể lên tới 9.000.000 đồng

Nhuận bút là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả khi tác phẩm báo chí, xuất bản phẩm được sử dụng.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 18/2014/NĐ-CP, khung nhuận bút cho tác phẩm báo in, báo điện tử được quy định như sau:

Nhóm

Thể loại

Hệ số tối đa

1

Tin

Trả lời bạn đọc

10

2

Tranh

10

3

Ảnh

10

4

Chính luận

30

5

Phóng sự

Ký (một kỳ)

Bài phỏng vấn

30

6

Sáng tác văn học

30

7

Nghiên cứu

30

8

Trực tuyến

Media

50

 

Trong đó:

Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút bằng 10% mức tiền lương cơ sở áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Và được tính theo công thức:

Nhuận bút = Mức hệ số nhuận bút x Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút

Khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đang được áp dụng hiện nay là 1.800.000 đồng

Vì vậy, dựa vào hệ số tối đa tại khung nhuận bút, có thể thấy rằng mức nhuận bút tối đa của một tác phẩm báo in, báo điện tử mà tác giả nhận được có thể lên tới 9.000.000 đồng.

Lưu ý: Đối với cơ quan báo chí tự bảo đảm chi phí hoạt động, việc trả nhuận bút cao hơn mức bình quân chung do Tổng biên tập quyết định căn cứ vào chất lượng, thể loại, khung hệ số nhuận bút nhưng không vượt quá hệ số tối đa tại khung nhuận bút.

Quy định về trả nhuận bút, thù lao

Việc trả nhuận bút, thù lao cho các giả khi có tác phẩm được sử dụng phải đảm bảo được những yêu cầu sau đây:

- Mức nhuận bút, thù lao trả cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả và những người tham gia thực hiện các công việc liên quan đến tác phẩm báo chí, xuất bản phẩm căn cứ vào thể loại, chất lượng tác phẩm, mức độ ảnh hưởng của tác phẩm đến kinh tế - xã hội, mức độ đóng góp vào tác phẩm, các quy định khuyến khích sáng tạo tác phẩm tại Nghị định 18/2014/NĐ-CP và quy định của cơ quan báo chí sử dụng tác phẩm hoặc theo hợp đồng sử dụng xuất bản phẩm với nhà xuất bản. Mức nhuận bút của tác giả không thấp hơn mức thù lao của người tham gia công việc có liên quan đến tác phẩm cùng thể loại.

- Tác giả của tác phẩm dành cho thiếu nhi, dân tộc thiểu số, phóng sự điều tra; tác giả là người Việt Nam viết trực tiếp bằng tiếng nước ngoài, người Kinh viết trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số, người dân tộc thiểu số viết trực tiếp bằng tiếng của dân tộc thiểu số khác; tác giả của tác phẩm được thực hiện trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm và những trường hợp đặc biệt khác được hưởng nhuận bút cao hơn nhằm khuyến khích sáng tạo.

- Tác phẩm thuộc loại hình sáng tác, nghiên cứu được trả nhuận bút cao hơn tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, sưu tầm, biên soạn, chú giải, tuyển tập và hợp tuyển. Tác giả được hưởng nhuận bút theo quy định của cơ quan sử dụng tác phẩm khi tác phẩm đó được sử dụng làm tuyển tập, hợp tuyển, phóng tác, cải biên, chuyển thể, sưu tầm và biên soạn thành tác phẩm mới hoặc dịch sang ngôn ngữ khác. Đối với tác phẩm gốc được dịch sang ngôn ngữ khác để thể hiện trên loại hình báo chí khác hoặc ấn phẩm báo chí khác của cùng một cơ quan báo chí, việc chi trả nhuận bút thực hiện theo quy định của từng cơ quan báo chí.

- Tác phẩm đã công bố, phổ biến khi được sử dụng lại, tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả hưởng nhuận bút theo quy định tại Nghị định 18/2014/NĐ-CP và quy định của cơ quan sử dụng tác phẩm.

- Tác phẩm lưu hành nội bộ, không kinh doanh hưởng chế độ nhuận bút thấp hơn tác phẩm thuộc thể loại tương ứng có kinh doanh. Mức nhuận bút do tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả và bên sử dụng tác phẩm thỏa thuận.

- Đối với tác phẩm đồng tác giả, tỷ lệ phân chia nhuận bút do các tác giả thỏa thuận.

- Tác phẩm báo chí đăng tải lại có trích dẫn nguồn của cơ quan báo chí khác đã có thỏa thuận chia sẻ thông tin theo quy định về bản quyền, nhuận bút do các cơ quan báo chí thỏa thuận quyết định.

- Cơ quan báo chí trích lập quỹ nhuận bút trong phạm vi nguồn đã được quy định.

Quỹ nhuận bút dùng để trả nhuận bút cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được sử dụng; trả thù lao, lợi ích vật chất; tổ chức các hoạt động khuyến khích sáng tạo, không sử dụng vào mục đích khác.

- Đối với tác phẩm thuộc thể loại chưa được quy định cụ thể tại Nghị định 18/2014/NĐ-CP, việc trả nhuận bút do bên sử dụng tác phẩm và tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả thỏa thuận thông qua hợp đồng khoán gọn.

- Chậm nhất 60 ngày, kể từ ngày tác phẩm được đăng tải, công bố, bên sử dụng tác phẩm phải trả hết tiền nhuận bút cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.

Trường hợp cơ quan báo chí đã liên hệ, thông báo ít nhất 3 lần cho người hưởng nhuận bút, thù lao nhưng không nhận được hồi âm thì tiền nhuận bút, thù lao đó được kết chuyển sang Quỹ nhuận bút của năm tiếp theo.

- Tác giả làm việc theo chế độ hợp đồng với cơ quan báo chí sử dụng tác phẩm, sáng tạo tác phẩm ngoài định mức được giao của cơ quan báo chí, được hưởng 100% nhuận bút.

- Người thuộc cơ quan báo chí sử dụng tác phẩm thực hiện các công việc liên quan đến tác phẩm báo chí ngoài định mức được giao, hưởng 100% thù lao.

(Điều 4 Nghị định 18/2014/NĐ-CP)

Trương Quang Vĩnh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 320

Bài viết về

lĩnh vực Lao động - Tiền lương

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn