Bác sĩ bị nhiễm HIV do tai nạn trong quá trình khám chữa bệnh thì có được tiếp tục hành nghề hay không?

Cho tôi hỏi bác sĩ bị nhiễm HIV do tai nạn trong quá trình khám chữa bệnh thì có được tiếp tục hành nghề hay không? Bác sĩ được hưởng chế độ đối với người bị nhiễm HIV, người bị phơi nhiễm với HIV do rủi ro nghề nghiệp trong trường hợp nào? Điều kiện để xác định một bác sĩ bị nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp là gì? Câu hỏi của anh Minh (Long An).

Bác sĩ được hưởng chế độ đối với người bị nhiễm HIV, người bị phơi nhiễm với HIV do rủi ro nghề nghiệp trong trường hợp nào?

Theo Điều 1 Mục I Thông tư liên tịch 10/2005/TTLT-BYT-BTC quy định về chế dộ của bác sĩ nhiễm HIV hoặc bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp như sau:

Cán bộ, công chức, viên chức, người có hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động đang làm việc trong:
1.1. Các cơ sở y tế dân y và lực lượng vũ trang;
1.2. Cơ sở chữa bệnh được thành lập theo quy định tại Điều 26 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02/7/2002;
1.3. Cơ sở cai nghiện ma tuý được thành lập theo quy định của Luật phòng, chống ma tuý ngày 09/12/2000.
2. Cán bộ, chiến sỹ thuộc các lực lượng vũ trang nhân dân, người có hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động đang làm việc trong trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng thuộc Bộ Công an quản lý.
3. Cán bộ, chiến sỹ thuộc các lực lượng vũ trang nhân dân khi thi hành công vụ theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị.
4. Thành viên tổ công tác cai nghiện quy định tại Điều 11, Nghị định số 56/2002/NĐ-CP ngày 15/5/2002 của Chính phủ về tổ chức cai nghiện tại gia đình và cộng đồng, bao gồm:
4.1. Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân cấp xã;
4.2. Cán bộ y tế xã;
4.3. Công an xã;
4.4. Cán sự xã hội (nếu có);
4.5. Đại diện một số Ban, ngành, đoàn thể cấp xã (nếu có).
5. Cán bộ, công chức chuyên trách phòng chống tệ nạn xã hội ở trung ương và địa phương.
6. Học sinh (kể cả học sinh thuộc các trường ngoài công lập) thực tập tại các cơ sở y tế do Nhà nước quản lý (bao gồm cả các cơ sở y tế ngoài công lập).

Như vậy, bác sĩ được hưởng chế độ đối với người bị nhiễm HIV, người bị phơi nhiễm với HIV do rủi ro nghề nghiệp trong quá trình khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Bác sĩ bị nhiễm HIV do tai nạn trong quá trình khám chữa bệnh thì có được tiếp tục hành nghề hay không?

Bác sĩ bị nhiễm HIV do tai nạn trong quá trình khám chữa bệnh thì có được tiếp tục hành nghề hay không? (Hình từ Internet)

Điều kiện để xác định một bác sĩ bị nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp là gì?

Theo Điều 3 Quyết định 120/2008/QĐ-TTg, để xác định một bác sĩ bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, cần đáp ứng đầy đủ điều kiện sau:

- Bị một trong ba tai nạn sau đây khi đang thi hành nhiệm vụ:

+ Bị kim, vật nhọn đâm, vật sắc cứa xuyên qua da hoặc vật làm da bị trầy xước, nứt nẻ mà những vật này đã tiếp xúc với máu, sản phẩm máu hoặc dịch cơ thể người nghi nhiễm HIV;

+ Bị máu, sản phẩm máu, dịch cơ thể người nghi nhiễm HIV tiếp xúc trực tiếp với da bị trầy xước, nứt nẻ;

+ Bị máu, sản phẩm máu, dịch cơ thể người nghi nghiễm HIV tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc mắt, mũi, miệng.

- Có Biên bản tai nạn rủi ro nghề nghiệp (theo mẫu Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này). Biên bản này phải được lập trong vòng 48 giờ kể từ khi xảy ra tai nạn, có xác nhận của người làm chứng và được Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp người bị phơi nhiễm với HIV ký, xác nhận.

- Kết quả xét nghiệm HIV bằng kỹ thuật ELISA của người bị phơi nhiễm với HIV là âm tính. Mẫu máu được sử dụng để xét nghiệm phải được lấy từ người bị phơi nhiễm trong vòng 72 giờ kể từ thời điểm xảy ra một trong ba tai nạn đã nêu ở trên.

Căn cứ theo Điều 4 Quyết định 120/2008/QĐ-TTg, cách xác định một bác sĩ bị nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp như sau:

- Có Giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Quyết Quyết định 120/2008/QĐ-TTg.

- Kết quả xét nghiệm HIV của người bị phơi nhiễm với HIV tại một trong ba thời điểm 01 tháng, 03 tháng, 06 tháng sau khi bị tai nạn rủi ro nghề nghiệp là dương tính do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.

Bác sĩ bị nhiễm HIV do tai nạn trong quá trình khám chữa bệnh thì có được tiếp tục hành nghề hay không?

Hiện nay không có quy định nào cấm bác sĩ bị nhiễm HIV do tai nạn trong quá trình khám chữa bệnh tiếp tục hành nghề khám chữa bệnh.

Theo Điều 18 Luật Khám chữa bệnh 2009 có quy định bác sĩ phải có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

Về chế độ đối với người bị phơi nhiễm với HIV hoặc nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, Điều 3 Quyết định 265/2003/QĐ-TTg ngày của Thủ tướng Chính phủ có một số quy định liên quan đến việc tiếp tục đảm nhận công việc sau khi bị nhiễm HIV như sau:

- Ng­ười bị nhiễm HIV/AIDS nếu còn khả năng lao động thì vẫn tiếp tục được bố trí làm công việc phù hợp với sức khỏe; đư­ợc hư­ởng lương, nâng bậc l­ương và các chế độ, chính sách khác theo quy định hiện hành; ng­ười có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đư­ợc h­ưởng chế độ trợ cấp bệnh nghề nghiệp hàng tháng với mức giảm khả năng lao động là 61% (không phải giám định khả năng lao động), đư­ợc bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám, chữa các bệnh nhiễm trùng cơ hội do HIV/AIDS gây nên và thuốc điều trị đặc hiệu, thuốc nâng cao thể trạng theo hướng dẫn của Bộ Y tế;

- Ngư­ời bị nhiễm HIV/AIDS thuộc đối t­ượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nếu không còn khả năng lao động, phải nghỉ việc:

Như vậy, hiện nay không có quy định nào cấm bác sĩ bị nhiễm HIV do tai nạn trong quá trình khám chữa bệnh tiếp tục hành nghề.

Tuy nhiên nếu sức khỏe người bác sĩ bị nhiễm HIV do tai nạn trong quá trình khám chữa bệnh suy giảm và không thể đáp ứng được yêu cầu của của công việc, không thể đảm nhiệm được trọng trách khám chữa bệnh cho cộng đồng thì người bác sĩ đó không còn phù hợp để tiếp tục khám chữa bệnh.

HIV/AIDS
Khám chữa bệnh TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN KHÁM CHỮA BỆNH
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bác sĩ trực lâm sàng trong phiên trực có quyền tự ý xử lý khi bệnh nhân nguy kịch có chuyển biến xấu hay không?
Pháp luật
Quyết định 159/QĐ-BYT năm 2024 ban hành thủ tục cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh mới theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP?
Pháp luật
Phân cấp chăm sóc người bệnh có thuộc hoạt động nhận định lâm sàng hay không? Phân cấp chăm sóc người bệnh được quy định gồm mấy cấp?
Pháp luật
Phương pháp chữa bệnh gia truyền là gì? Phạm vi hành nghề của người có phương pháp chữa bệnh gia truyền được Bộ Y tế quy định ra sao?
Pháp luật
Dịp lễ 30/4 1/5 2024 Bộ Y tế yêu cầu bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu TNGT như thế nào?
Pháp luật
Khi xảy ra tai biến y khoa mà có tranh chấp, bệnh viện thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế giải quyết như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có trách nhiệm bồi thường cho người bệnh khi xảy ra tai biến y khoa trong trường hợp nào?
Pháp luật
Các dịch vụ khám chữa bệnh có được dùng làm dịch vụ khuyến mại nhân dịp lễ 30 tháng 4 hay không?
Pháp luật
Tần suất thực hiện báo cáo hoạt động phòng chống HIV/AIDS có bao gồm báo cáo định kỳ hàng tháng hay không?
Pháp luật
Trẻ em nhiễm HIV/AIDS có được xem là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt không? Trẻ em nhiễm HIV/AIDS có được cấp thẻ bảo hiểm y tế hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - HIV/AIDS
3,167 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
HIV/AIDS Khám chữa bệnh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: