Chi nhánh của doanh nghiệp được quyền tuyển dụng nhân sự là người nước ngoài để làm việc tại doanh nghiệp và chi nhánh hay không?

Hiện nay, có nhiều công ty mở các chi nhánh. Tất cả các giao dịch đều phải có sự đồng ý của chủ tài khoản. Vậy cho mình hỏi chi nhánh có tư cách pháp nhân hay không? Hay chỉ doanh nghiệp mà chi nhánh phụ thuộc mới có tư cách pháp nhân? Chi nhánh doanh nghiệp mình được phép tuyển dụng nhân sự là người nước ngoài để làm việc tại chi nhánh và tại doanh nghiệp hay không? Bên cạnh đó, mình muốn biết chi nhánh có cần phải thực hiện chế độ kế toán không?

Chi nhánh của doanh nghiệp có tư cách pháp nhân không?

Trước tiên cần nắm được chi nhánh của doanh nghiệp là đơn vị như thế nào. Tại Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định cụ thể như sau:

"Điều 44. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể."

Như vậy, xét trong khối doanh nghiệp thì những tổ chức không có tư cách pháp nhân bao gồm: chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Các tổ chức này đều là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp.

Đồng thời, tại Điều 74, 75 và Điều 84 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:

"Điều 74. Pháp nhân
1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Điều 75. Pháp nhân thương mại
1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
...
Điều 84. Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân
1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.
2. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.
3. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân.
4. Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai.
5. Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.
6. Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện."

Như vậy, doanh nghiệp khi đáp ứng các điều kiện nêu trên được xác định là có tư cách pháp nhân. Chi nhánh của doanh nghiệp theo đó được xem là đơn vị phụ thuộc, nên không có tư cách pháp nhân.

Chi nhánh của doanh nghiệp được quyền tuyển dụng nhân sự là người nước ngoài để làm việc tại doanh nghiệp và chi nhánh hay không?

Chi nhánh của doanh nghiệp được quyền tuyển dụng nhân sự là người nước ngoài để làm việc tại doanh nghiệp và chi nhánh hay không?

Chi nhánh của doanh nghiệp được quyền tuyển dụng nhân sự là người nước ngoài để làm việc tại doanh nghiệp và chi nhánh hay không?

Tại Điều 19 Luật Thương mại 2005 có quy định về quyền của chi nhánh như sau:

"Điều 19. Quyền của Chi nhánh
1. Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh.
2. Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Giao kết hợp đồng tại Việt Nam phù hợp với nội dung hoạt động được quy định trong giấy phép thành lập Chi nhánh và theo quy định của Luật này.
4. Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam.
5. Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Có con dấu mang tên Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
7. Thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại khác phù hợp với giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
8. Các quyền khác theo quy định của pháp luật."

Căn cứ theo đó, có thể thấy chi nhánh của doanh nghiệp chỉ được quyền tuyển dụng người nước ngoài để làm việc tại chính chi nhánh đó theo quy định của pháp luật Việt Nam, còn việc tuyển dụng người nước ngoài để làm việc tại doanh nghiệp sẽ do doanh nghiệp thực hiện hoặc doanh nghiệp chỉ định chi nhánh thực hiện đúng theo quy định của pháp luật

Chi nhánh có cần phải thực hiện chế độ kế toán hay không?

Nghĩa vụ của chi nhánh được quy định tại Điều 20 Luật Thương mại 2005 bao gồm:

"Điều 20. Nghĩa vụ của Chi nhánh
1. Thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam; trường hợp cần áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác thì phải được Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chấp thuận.
2. Báo cáo hoạt động của Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật."

Như vậy, một trong những nghĩa vụ của chi nhánh là thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, trường hợp cần áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác thì phải được Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chấp thuận.

Chi nhánh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công ty có thể ủy quyền cho phép chi nhánh được ký kết hợp đồng thương mại với phía đối tác hay không?
Pháp luật
Chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài có bắt buộc phải có kế toán trưởng không? Khi nào phải điều chỉnh Giấy phép thành lập Chi nhánh?
Pháp luật
Mẫu thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh của công ty TNHH 2 thành viên mới nhất?
Pháp luật
Mẫu thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh của công ty TNHH 2 thành viên mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Lệ phí cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp là bao nhiêu theo quy định?
Pháp luật
Chi nhánh là gì và chi nhánh doanh nghiệp có phải là một hay không? Hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh doanh nghiệp bao gồm những gì?
Pháp luật
Có bắt buộc phải gắn tên công ty tại trụ sở chi nhánh hay không? Nếu không gắn sẽ bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Chi nhánh của công ty thực hiện kê khai thuế, nộp thuế tại trụ sở chính hay tại nơi đặt chi nhánh?
Pháp luật
Mẫu mới nhất Thông báo về việc lập chi nhánh/văn phòng đại diện ở nước ngoài năm 2022 như thế nào?
Pháp luật
Trường hợp nào sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh? Hồ sơ giải thể chi nhánh cần những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chi nhánh
2,176 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chi nhánh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: