Có được thay đổi người giám hộ cho người bị mất năng lực hành vi dân sự không? Người giám hộ có quyền định đoạt tài sản của người được giám hộ không?

Em trai tôi năm nay 23 tuổi bị tai nạn giao thông rất nghiêm trọng dẫn đến ảnh hưởng về não bộ và nhận thức. Ba mẹ tôi đều đã mất, nhà tôi có 03 anh em. Theo luật thì anh Hai tôi (anh cả) là người giám hộ đương nhiên của em trai tôi. Nhưng anh trai tôi đã có gia đình và còn nhiều thứ phải lo. Còn tôi thì có điều kiện và tôi sẵn sàng nuôi em tôi. Cho tôi hỏi có được thay đổi người giám hộ đối với người bị mất năng lực hành vi dân sự không? Nếu tôi nuôi em tôi thì tài sản của em tôi hiện do anh Hai giữ có chuyển sang cho tôi không? - câu hỏi của anh Tuấn đến từ Vĩnh Long.

Điều kiện để trở thành người giám hộ cho người bị mất năng lực hành vi dân sự quy định như thế nào?

Đầu tiên, để được trở thành người giám hộ của em trai anh tức là người bị mất năng lực hành vi dân sự thì anh cần đáp ứng các điều kiện tại Điều 49, Điều 50 Bộ luật Dân sự 2015 sau đây:

- Đối với người giám hộ là cá nhân:

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

+ Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

+ Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.

+ Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.

- Đối với người giám hộ là pháp nhân:

+ Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ.

+ Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

Có được thay đổi người giám hộ cho người bị mất năng lực hành vi dân sự không?

Có được thay đổi người giám hộ cho người bị mất năng lực hành vi dân sự không?

Có được thay đổi người giám hộ cho người bị mất năng lực hành vi dân sự không?

Căn cứ vào Điều 60 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Thay đổi người giám hộ
1. Người giám hộ được thay đổi trong trường hợp sau đây:
a) Người giám hộ không còn đủ các điều kiện quy định tại Điều 49, Điều 50 của Bộ luật này;
b) Người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, mất năng lực hành vi dân sự, mất tích; pháp nhân làm giám hộ chấm dứt tồn tại;
c) Người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ;
d) Người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ.
2. Trường hợp thay đổi người giám hộ đương nhiên thì những người được quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này là người giám hộ đương nhiên; nếu không có người giám hộ đương nhiên thì việc cử, chỉ định người giám hộ được thực hiện theo quy định tại Điều 54 của Bộ luật này.
3. Thủ tục thay đổi người giám hộ được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Như vậy, anh có thể thay thế anh Hai của anh để làm người giám hộ cho em trai anh theo quy định trên.

Sau đó anh thực hiện chuyển giao giám hộ với anh Hai của anh theo quy định tại Điều 61 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Chuyển giao giám hộ
1. Khi thay đổi người giám hộ thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có người giám hộ mới, người đã thực hiện việc giám hộ phải chuyển giao giám hộ cho người thay thế mình.
2. Việc chuyển giao giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do chuyển giao và tình trạng tài sản, vấn đề khác có liên quan của người được giám hộ tại thời điểm chuyển giao. Cơ quan cử, chỉ định người giám hộ, người giám sát việc giám hộ chứng kiến việc chuyển giao giám hộ.
3. Trường hợp thay đổi người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều 60 của Bộ luật này thì cơ quan cử, chỉ định người giám hộ lập biên bản, ghi rõ tình trạng tài sản, vấn đề khác có liên quan của người được giám hộ, quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình thực hiện việc giám hộ để chuyển giao cho người giám hộ mới với sự chứng kiến của người giám sát việc giám hộ.

Kể từ khi chuyển giao giám hộ thì anh Hai của anh sẽ không còn là người giám hộ cho em trai anh tức là người bị mất năng lực hành vi dân sự nữa. (Chấm dứt việc giám hộ và hậu quả của chấm dứt việc giám hộ được quy định tại Điều 62 và 63 Bộ luật này).

Người giám hộ có quyền định đoạt tài sản của người được giám hộ không?

Khi đã là người giám hộ cho người mất năng lực hành vi dân sự là em trai anh thì anh sẽ có các quyền của người giám hộ quy định tại Điều 58 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Quyền của người giám hộ
1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có các quyền sau đây:
a) Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;
b) Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;
c) Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có quyền theo quyết định của Tòa án trong số các quyền quy định tại khoản 1 Điều này.

Và trong đó cũng bao gồm cả quyền quản lý tài sản của người được giám hộ quy định tại Điều 59 Bộ luật Dân sự 2019 như sau:

Quản lý tài sản của người được giám hộ
1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.
Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quản lý tài sản của người được giám hộ theo quyết định của Tòa án trong phạm vi được quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, người giám hộ cho người bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền định đoạt tài sản của người được giám hộ theo các trường hợp được quy định nêu trên.

Người giám hộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người chưa được xóa án tích có thể trở thành người giám hộ không? Người giám hộ được sử dụng tài sản của người được giám hộ không?
Pháp luật
Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ giám hộ sau khi đã đăng ký giám hộ thì người giám hộ có bị xử phạt không?
Pháp luật
Người đủ 14 tuổi đi mua vàng thì có cần người giám hộ cho phép không? Trường hợp đã mua nhưng không được người giám hộ cho phép thì giao dịch này có vô hiệu?
Pháp luật
Cha, mẹ đương nhiên là người giám hộ của con chưa thành niên có đúng không? Khi người được giám hộ đủ 18 tuổi thì việc giám hộ có chấm dứt? Giám hộ có cần phải giám sát không?
Pháp luật
Bố mẹ sau khi ly hôn thì ai sẽ trở thành người giám hộ của con? Điều kiện người giám hộ là gì?
Pháp luật
Một người có được có nhiều người giám hộ hay không? Ai có quyền quyết định trong việc lựa chọn người giám sát việc giám hộ?
Pháp luật
Cha mẹ mất, anh chị ruột sẽ là người giám hộ đương nhiên đối với em chưa thành niên đúng không?
Pháp luật
14 tuổi khi tham gia hoạt động điều tra, ghi lời khai trong vụ án dân sự thì có cần người giám hộ không?
Pháp luật
Chồng có phải là người giám hộ đương nhiên của vợ là người bị mất năng lực hành vi dân sự không? Tài sản của người bị mất năng lực hành vi dân sự do ai quản lý?
Pháp luật
Trường hợp con trên 18 tuổi bị hạn chế hành vi dân sự cần cử người giám hộ thì trình tự thủ tục thực hiện ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người giám hộ
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
1,465 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người giám hộ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: