Hành vi bạo hành trẻ em bị xử phạt như thế nào? Người bạo hành trẻ em có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Em muốn hỏi hành vi bạo hành trẻ em bị xử phạt như thế nào? Ba em thường nhậu say về đánh đập em và em gái. Nhiều lần như thế ba dùng dây nịt đánh chị em em. Em phải báo cho ai? Trường hợp này em phải xử lý như thế nào? Mong ban biên tập hướng dẫn giúp em.

Bạo lực trẻ em là gì?

Theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Luật Trẻ em 2016 bạo lực trẻ em là hành vi:

- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập;

- Xâm hại thân thể, sức khỏe;

- Lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

- Cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần trẻ em.

Bạo hành trẻ em

Bạo hành trẻ em

Mức xử phạt hành vi bạo hành trẻ em được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định về cấm bạo lực với trẻ em như sau:

"Điều 22. Vi phạm quy định về cấm bạo lực với trẻ em
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;
b) Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em;
d) Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi vi phạm tại điểm d khoản 1 Điều này."

Theo đó, trường hợp ba bạn sử dụng dây nịt đánh bạn và em gái vi phạm quy định về cấm bạo lực với trẻ em thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên.

Người bạo hành trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?

Căn cứ Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015, điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:

"Điều 140. Tội hành hạ người khác
1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên;
c) Đối với 02 người trở lên."

Theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:

“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
[...]"

Như vậy, hành vi đánh đập hành hạ con gái của ba bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành hạ người khác hoặc tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác cụ thê nêu trên.

Có thể báo tin về bạo lực gia đình ở đâu?

Căn cứ Điều 18 của Luật Phòng, chống bạo lực 2007 quy định về phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình như sau:

"Điều 18. Phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình
1. Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 và khoản 4 Điều 29 của Luật này.
2. Cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình."

Đối chiếu quy định nêu trên, như vậy trường hợp của em có thể báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất,Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tổ trưởng, trưởng thôn để giải quyết cho em.

Bạo hành trẻ em
Bạo lực gia đình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Vì sao lấy ngày 15/5 là Ngày Quốc Tế Gia Đình? Bạo lực gia đình áp dụng đối với người chung sống như vợ chồng gồm những hành vi nào?
Pháp luật
Việc góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư được thực hiện đối với người bao nhiêu tuổi?
Pháp luật
Báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình tại Đồn Biên phòng được không? Nếu có thì có bắt buộc tố giác trực tiếp không?
Pháp luật
Việc giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình có phải bảo đảm yêu cầu về bình đẳng giới theo quy định không?
Pháp luật
Tòa án sẽ hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc khi có đơn yêu cầu của người bị bạo lực gia đình trong mọi trường hợp đúng hay không?
Pháp luật
Người đang thực hiện quyết định cấm tiếp xúc có được tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình khi gia đình có tang không?
Pháp luật
Cá nhân hành hung người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt không?
Pháp luật
Tố giác hành vi bạo lực gia đình tại đâu? Người chồng bỏ mặc, không quan tâm chăm sóc vợ con có phải là hành vi bạo lực gia đình hay không?
Pháp luật
Đuổi con cái ra khỏi nhà có bị xử phạt? Đuổi con cái ra khỏi nhà có được xem là bạo lực gia đình không?
Pháp luật
Truy cứu trách nhiệm hình sự là gì? Bố, mẹ ruột bạo hành con cái thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bạo hành trẻ em
4,328 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bạo hành trẻ em Bạo lực gia đình
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: