Học sinh cấp một có được miễn phí học phí không? Học lớp 1 có bắt buộc học cả ngày ở trường không?

Học sinh cấp một có được miễn phí học phí không? Con tôi năm nay học lớp một tại trường tiểu học công lập ở tỉnh Bắc Ninh, một ngày phải học cả buổi sáng và buổi chiều, tối về vẫn phải làm bài tập. Tôi xin hỏi học cả ngày này có phải quy định chung không mà thấy trường nào cũng áp dụng. Hơn nữa tôi thấy trong danh mục các khoản phải đóng không ghi là học phí. Nhưng khoản mục thu thì có phần thu theo thỏa thuận: có khoản tiền lớp hai buổi/ngày 130.000đ/học sinh/tháng vì toàn bộ các trường đều thu hoặc các bố mẹ không để ý. Tôi xin được tư vấn về vấn đề này. 

Quy định về học phí, chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo như thế nào?

Căn cứ Điều 99 Luật Giáo dục 2019 quy định về học phí, chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo như sau:

- Học phí là khoản tiền người học phải nộp để chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo. Mức học phí được xác định theo lộ trình bảo đảm chi phí dịch vụ giáo dục, đào tạo do Chính phủ quy định; đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và Luật Giáo dục đại học.

- Chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo gồm toàn bộ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ trực tiếp và gián tiếp hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục.

Mức thu dịch vụ tuyển sinh mà người dự tuyển phải nộp khi tham gia xét tuyển, thi tuyển được xác định theo lộ trình tính đúng, tính đủ.

- Học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục công lập không phải đóng học phí; ở địa bàn không đủ trường công lập, học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục tư thục được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí, mức hỗ trợ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.

- Trẻ em mầm non 05 tuổi ở thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo được miễn học phí.

- Trẻ em mầm non 05 tuổi không thuộc đối tượng quy định tại khoản 4 Điều này và học sinh trung học cơ sở được miễn học phí theo lộ trình do Chính phủ quy định.

- Cơ chế thu và quản lý học phí, các khoản thu dịch vụ trong hoạt động giáo dục được quy định như sau:

+ Chính phủ quy định cơ chế thu và quản lý học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập;

+ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định khung học phí hoặc mức học phí cụ thể, các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường đối với cơ sở giáo dục công lập theo thẩm quyền quản lý nhà nước về giáo dục trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cơ chế thu và sử dụng mức thu dịch vụ tuyển sinh các cấp học do địa phương quản lý sau khi được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua;

+ Cơ sở giáo dục dân lập, cơ sở giáo dục tư thục được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí và các dịch vụ khác bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý. Thực hiện công khai chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo và mức thu theo cam kết trong đề án thành lập trường, công khai cho từng khóa học, cấp học, năm học theo quy định của pháp luật.

Học sinh cấp một có được miễn phí học phí không?

Học sinh cấp một có được miễn phí học phí không?

Học sinh lớp 1 có phải đóng học phí không?

Căn cứ Điều 14 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định như sau:

"Đối tượng không phải đóng học phí
1. Học sinh tiểu học trường công lập.
2. Người theo học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục đại học. Các ngành chuyên môn đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định."

Như vậy con bạn đang là học sinh tiểu học tại trường công lập nên thuộc đối tượng không phải đóng học phí. Theo thông tin bạn cung cấp, nếu đây là khoản thu phải nộp theo thỏa thuận thì bạn cần trao đổi với nhà trường cũng như hội phụ huynh để nắm rõ đây là thỏa thuận giữa các bên nào, đã thông qua ý kiến của các phụ huynh học sinh hay chưa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Về việc tăng cường tổ chức dạy học chương trình lớp 1

Căn cứ Mục 1 Chỉ thị 2325/CT-BGDĐT năm 2013 quy định như sau:

- Đối với các sở giáo dục và đào tạo

+ Chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo, các trường tiểu học, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan truyền thông đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền để cha mẹ học sinh và xã hội nhận thức đúng đắn về tác hại của việc dạy học trước chương trình lớp 1, không cho trẻ học trước chương trình lớp 1; nghiêm cấm giáo viên tổ chức hoặc tham gia dạy học trước chương trình lớp 1.

+ Chỉ đạo các trường tiểu học công bố các giải pháp đảm bảo chất lượng của nhà trường để cha mẹ học sinh yên tâm. Thực hiện nghiêm túc quy định của chương trình lớp 1, nhất là về nội dung dạy học và chuẩn kiến thức, kĩ năng; đảm bảo dạy cho tất cả học sinh từ những bài học đầu tiên, không bỏ qua bất kỳ bài học nào. Ưu tiên lựa chọn, đồng thời động viên, khen thưởng giáo viên có kinh nghiệm, tận tụy, yêu thương trẻ dạy lớp 1. Đặc biệt quan tâm giúp đỡ những học sinh gặp khó khăn trong học tập; nghiêm cấm việc yêu cầu học sinh làm các bài tập hoặc thực hiện các hoạt động vượt quá yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng.

Tăng cường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày để giáo viên có thời gian tổ chức cho học sinh hoàn thành các yêu cầu học tập hoặc tham gia các hoạt động giáo dục trong nhà trường tùy theo khả năng của nhà trường và địa phương.

Thực hiện đánh giá học sinh lớp 1 theo hướng động viên, khuyến khích, ghi nhận sự tiến bộ hằng ngày của từng học sinh; hướng dẫn tận tình, chu đáo học sinh cách ngồi đúng tư thế, cách cầm bút, đặt vở, từng bước biết đọc, biết viết, làm tính toán…, giúp học sinh cảm thấy tự tin và vui thích đối với các hoạt động học tập. Giáo viên không được có biểu hiện so sánh giữa các học sinh, chê trách học sinh trong bất kỳ hoàn cảnh nào, với bất kỳ động cơ nào. Các trường tiểu học thực hiện nghiêm túc việc tuyển sinh đầu cấp theo quy định; tuyệt đối không tổ chức thi tuyển học sinh vào lớp 1.

+ Chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non phối hợp với các cấp, các ngành huy động tối đa trẻ 5 tuổi đến trường; thực hiện nghiêm túc Chương trình giáo dục mầm non dành cho trẻ theo từng độ tuổi; Tuyệt đối không tổ chức dạy trước chương trình lớp 1 cho trẻ; không yêu cầu trẻ tập tô, tập viết chữ; đồng thời, hướng dẫn, tư vấn cho các bậc cha mẹ về các biện pháp chăm sóc, giáo dục trẻ phát triển toàn diện, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đi học lớp 1.

+ Chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo tăng cường quản lý các cơ sở giáo dục mầm non, các trường tiểu học và các cơ sở dạy thêm ngoài nhà trường tuyệt đối không dạy học trước chương trình lớp 1.

+ Tham mưu, phối hợp với chính quyền các cấp, các cơ quan liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở giáo dục, tổ chức, cá nhân vi phạm. Quy rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý giáo dục, hiệu trưởng và giáo viên liên quan đến việc dạy học trước chương trình lớp 1. Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, xử lý nghiêm và kịp thời theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các sai phạm về dạy học trước chương trình lớp 1 theo quy định.

+ Tích cực tham mưu với UBND tỉnh, thành phố quy hoạch xây dựng các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học tại địa phương, từng bước khắc phục tình trạng số lượng học sinh trên lớp cao hơn so với quy định ở một số thành phố lớn, nơi có mật độ dân số cao, để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn.

Như vậy, căn cứ theo tiểu mục b Mục 1 Chỉ thị 2325/CT-BGDĐT năm 2013 thì việc tăng cường dạy học hai buổi/ngày để hoàn thành các yêu cầu học tập hoặc tham gia các hoạt động giáo dục là phù hợp với quy định. Trong trường hợp thấy con mình được giao lượng bài tập quá tải, gặp khó khăn trong việc học thì bạn nên trao đổi với giáo viên và nhà trường để đưa ra biện pháp tốt nhất.

Học phí
Học sinh lớp 1
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Học sinh học lớp 1 phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp lên lớp 2 được hay không?
Pháp luật
Học sinh cấp một có được miễn phí học phí không? Học lớp 1 có bắt buộc học cả ngày ở trường không?
Pháp luật
Mức trần học phí từ năm học 2024 - 2025 khối ngành khoa học xã hội và hành vi, báo chí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên?
Pháp luật
Mức trần học phí khối ngành Y dược đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên năm học 2024 - 2025 là bao nhiêu?
Pháp luật
Mẫu tin nhắn thông báo đóng học phí chuẩn, mới nhất năm 2024? Tin nhắn thông báo đóng học phí cần phải có những nội dung nào?
Pháp luật
Khung học phí giáo dục đại học năm học 2023-2024 đến năm học 2026 - 2027 theo Nghị định 97/2023/NĐ-CP như thế nào?
Pháp luật
Nghị định 97/2023/NĐ-CP quy định mới về học phí năm học 2023-2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2021/NĐ-CP?
Pháp luật
Thành phố Hồ Chí Minh quy định giá trần tiền ăn bán trú và hàng loạt khoản thu trong trường công lập năm học 2023-2024?
Pháp luật
Cơ sở giáo dục dân lập, tư thục tại Hà Nội được phép tăng học phí tối đa bao nhiêu phần trăm?
Pháp luật
Đối tượng được hỗ trợ học phí năm học 2022 -2023 tại thành phố Hà Nội? Mức hỗ trợ học phí năm học 2022-2023 tại Hà Nội là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Học phí
24,998 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Học phí Học sinh lớp 1
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: