Khi thông báo về việc tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình có giá trị pháp lý thì thời gian tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình là bao lâu?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau khi thông báo về việc tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình có giá trị pháp lý thì thời gian tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình là bao lâu? Các trường hợp đề nghị cấm tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình được quy định như thế nào? Câu hỏi của anh Q.L.A đến từ TP.HCM.

Thông báo về việc tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình có giá trị pháp lý khi nào?

Căn cứ tại Thông báo về việc tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình (Mẫu số 09 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP)

Theo đó, Thông báo về việc tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình có giá trị pháp lý khi có đầy đủ chữ ký của người thông báo và người giám sát nhận thông báo.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 7 Điều 25 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 thì:

Trường hợp gia đình có việc cưới, việc tang hoặc trường hợp đặc biệt khác mà người có hành vi bạo lực gia đình cần tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình thì người có hành vi bạo lực gia đình phải thông báo với người được phân công giám sát việc thực hiện cấm tiếp xúc và cam kết không để xảy ra hành vi bạo lực gia đình.

Khi thông báo về việc tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình có giá trị pháp lý thì thời gian tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình là bao lâu?

Căn cứ tại Điều 18 Nghị định 76/2023/NĐ-CP về tiếp xúc trong thời gian thực hiện quyết định cấm tiếp xúc:

Tiếp xúc trong thời gian thực hiện quyết định cấm tiếp xúc
1. Người đang thực hiện quyết định cấm tiếp xúc khi cần tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình thì được tiếp xúc trong trường hợp sau đây:
a) Gia đình có việc cưới, việc tang;
b) Gia đình có người bị tai nạn, bị bệnh nặng cần chăm sóc;
c) Tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh.
2. Người đang thực hiện quyết định cấm tiếp xúc khi có nhu cầu tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình theo quy định tại khoản 1 Điều này phải gửi thông báo bằng văn bản theo Mẫu số 09 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này cho người được phân công giám sát thực hiện quyết định cấm tiếp xúc. Việc tiếp xúc chỉ được thực hiện sau khi đã gửi thông báo và người được phân công giám sát ký xác nhận vào giấy thông báo tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình. Thời gian tiếp xúc không quá 04 giờ.
3. Người được phân công giám sát thực hiện quyết định cấm tiếp xúc phải báo ngay cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã ban hành quyết định cấm tiếp xúc để có biện pháp bảo vệ người bị bạo lực gia đình.

Như vậy, khi thông báo về việc tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình có giá trị pháp lý thì thời gian tiếp xúc giữa người đang thực hiện quyết định cấm tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình là không quá 04 giờ.

Khi thông báo về việc tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình có giá trị pháp lý thì thời gian tiếp xúc được người bị bạo lực gia đình là bao lâu?

Khi thông báo về việc tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình có giá trị pháp lý thì thời gian tiếp xúc được người bị bạo lực gia đình là bao lâu? (Hình từ Internet)

Các trường hợp đề nghị cấm tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình được quy định như thế nào?

Các trường hợp đề nghị cấm tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình được quy định tại Điều 15 Nghị định 76/2023/NĐ-CP, cụ thể như sau:

(1) Người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình ban hành quyết định cấm tiếp xúc khi thấy hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình.

(2) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình ban hành quyết định cấm tiếp xúc khi thấy hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình. Việc đề nghị phải được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình.

(3) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tự mình ban hành quyết định cấm tiếp xúc theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 25 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022, cụ thể:

Hành vi bạo lực gia đình đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình.

Ngoài ra, nguyên tắc khi cấm tiếp xúc được quy định như sau:

- Bảo đảm lợi ích của người bị bạo lực gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc, người đang điều trị bệnh.

- Thông báo đầy đủ quyền và nghĩa vụ cho người bị bạo lực gia đình trước khi quyết định cấm tiếp xúc.

Bạo lực gia đình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tháng hành động quốc gia phòng chống bạo lực gia đình năm 2024 là tháng mấy? Quyền của người bị bạo lực gia đình là gì?
Pháp luật
Vì sao lấy ngày 15/5 là Ngày Quốc Tế Gia Đình? Bạo lực gia đình áp dụng đối với người chung sống như vợ chồng gồm những hành vi nào?
Pháp luật
Việc góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư được thực hiện đối với người bao nhiêu tuổi?
Pháp luật
Báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình tại Đồn Biên phòng được không? Nếu có thì có bắt buộc tố giác trực tiếp không?
Pháp luật
Việc giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình có phải bảo đảm yêu cầu về bình đẳng giới theo quy định không?
Pháp luật
Tòa án sẽ hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc khi có đơn yêu cầu của người bị bạo lực gia đình trong mọi trường hợp đúng hay không?
Pháp luật
Người đang thực hiện quyết định cấm tiếp xúc có được tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình khi gia đình có tang không?
Pháp luật
Cá nhân hành hung người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt không?
Pháp luật
Tố giác hành vi bạo lực gia đình tại đâu? Người chồng bỏ mặc, không quan tâm chăm sóc vợ con có phải là hành vi bạo lực gia đình hay không?
Pháp luật
Đuổi con cái ra khỏi nhà có bị xử phạt? Đuổi con cái ra khỏi nhà có được xem là bạo lực gia đình không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bạo lực gia đình
221 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bạo lực gia đình
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: