Người lao động cao tuổi bị tai nạn lao động đang hưởng lương hưu thì được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động không?

Hiện bên anh có một người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu. Tuần trước họ có bị tai nạn lao động trong quá trình làm việc. Vậy cho anh hỏi thì trường hợp như vậy họ có được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động không em? Câu hỏi đến từ anh G.H sống ở Long An.

Người đang hưởng lương hưu có thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?

Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

Quy định chuyển tiếp
...
9. Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Theo đó, người đang hưởng lương hưu sẽ không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Người lao động cao tuổi bị tai nạn lao động

Người lao động cao tuổi bị tai nạn lao động (Hình từ Internet)

Người lao động cao tuổi bị tai nạn lao động đang hưởng lương hưu thì được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động không?

Trong trường hợp người lao động cao tuổi bị tai nạn lao động đang hưởng lương hưu thì được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động không, thì căn cứ theo quy định tại Điều 43 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:

Đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục này là người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 2 và người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội.
2. Trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động đã giao kết nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người lao động được giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo nguyên tắc đóng, hưởng do Chính phủ quy định.
...

Theo đó, người sử dụng lao động chỉ đóng bảo hiểm tai nạn lao động cho đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nên không tham gia bảo hiểm tai nạn lao động.

Như vậy, thì cũng sẽ không được hưởng chế độ tai nạn lao động.

Người lao động cao tuổi bị tai nạn lao động thì được hưởng chế độ gì của người sử dụng lao động?

Vậy trong trường hợp người lao động cao tuổi bị tai nạn lao động thì được hưởng chế độ gì của người sử dụng lao động căn cứ theo quy định tại Điều 38 Luật An, toàn vệ sinh lao động 2015 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm khi xảy ra tai nạn lao động như sau:

Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

- Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

- Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

+ Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

+ Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;

+ Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

- Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

- Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

+ Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

+ Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

- Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;

- Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;

- Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;

- Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;

- Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này (nếu thuộc đối tượng được hưởng).

- Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.

Người lao động cao tuổi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Độ tuổi tối đa mà người lao động có thể tiếp tục làm việc theo hợp đồng lao động là bao nhiêu? Những lưu ý khi sử dụng người lao động cao tuổi?
Pháp luật
Người lao động cao tuổi bị tai nạn lao động đang hưởng lương hưu thì được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động không?
Pháp luật
Rút ngắn thời giờ làm việc đối với người lao động cao tuổi thì người lao động cao tuổi có bị trừ lương không?
Pháp luật
Công ty có ký hợp đồng lao động cho người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu vậy ngoài tiền lương có phải trả thêm khoản chế độ nào đối với lao động quá tuổi hay không?
Pháp luật
Trường hợp là người lao động cao tuổi thì sẽ được doanh nghiệp tổ chức khám sức khỏe định kỳ bao lâu một lần?
Pháp luật
Người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu mà ký hợp đồng lao động để tiếp tục đi làm thì có bị mất lương hưu không?
Pháp luật
Khi sử dụng người lao động cao tuổi thì hai bên có thể thỏa thuận giao kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn không?
Pháp luật
Sử dụng người lao động cao tuổi làm việc khai thác mỏ hầm lò có vi phạm quy định pháp luật không?
Pháp luật
Người lao động cao tuổi chưa hưởng lương hưu thì có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
Pháp luật
Ký hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi có được không? Người lao động cao tuổi có được làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người lao động cao tuổi
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
801 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người lao động cao tuổi
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào