Bạo hành trẻ em có được phép xét xử kín? Xét xử kín thì quyết định của bản án có phải công khai hay không?

Về vấn đề hành vi bạo lực trẻ em xảy ra gần đây, trường hợp đó có được xét xử kín không vậy? Nếu xét xử kín thì bản án có được công khai không?

Pháp luật quy định như thế nào về xét xử kín?

Theo Điều 103 Hiến pháp 2013 quy định:

"Điều 103.
1. Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
2. Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm.
3. Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín.
4. Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
5. Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm.
6. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.
7. Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm."

Như vậy, trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín.

Bạo lực trẻ em có được phép xét xử kín? Xét xử kín thì quyết định của bản án có phải công khai hay không?

Bạo hành trẻ em có được phép xét xử kín? Xét xử kín thì quyết định của bản án có phải công khai hay không?

Hành vi bạo hành trẻ em có được xét xử kín hay không?

Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013, tại Điều 25 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã quy định:

"Điều 25. Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai
Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, bảo đảm công bằng.
Tòa án xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai."

Như vậy, việc xét xử kín sẽ được áp dụng vào các trường hợp sau:

- Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước

- Trường hợp đặc biệt cần giữ thuần phong mỹ tục của dân tộc

- Bảo vệ người dưới 18 tuổi

- Giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự

Tại Ðiều 423 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về xét xử người bị hại là người dưới 18 tuổi như sau:

"Điều 423. Xét xử
1. Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án phải có một Hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên hoặc người có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi.
2. Trường hợp đặc biệt cần bảo vệ bị cáo, bị hại là người dưới 18 tuổi thì Tòa án có thể quyết định xét xử kín.
3. Phiên tòa xét xử bị cáo là người dưới 18 tuổi phải có mặt người đại diện của bị cáo, đại diện của nhà trường, tổ chức nơi bị cáo học tập, sinh hoạt, trừ trường hợp những người này vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
4. Việc xét hỏi, tranh luận với bị cáo, bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi tại phiên tòa được tiến hành phù hợp với lứa tuổi, mức độ phát triển của họ. Phòng xử án được bố trí thân thiện, phù hợp với người dưới 18 tuổi.
5. Đối với vụ án có bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi, Hội đồng xét xử phải hạn chế việc tiếp xúc giữa bị hại, người làm chứng với bị cáo khi bị hại, người làm chứng trình bày lời khai tại phiên tòa. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có thể yêu cầu người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hỏi bị hại, người làm chứng.
6. Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải quyết định hình phạt đối với bị cáo thì Hội đồng xét xử áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.
7. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết việc xét xử vụ án có người dưới 18 tuổi của Tòa gia đình và người chưa thành niên."

Như vậy, đối với hành vi bạo lực trẻ em dưới 18 tuổi, trong trường hợp để bảo vệ trẻ dưới 18 tuổi, tòa án có thể ra quyết định xét xử kín.

Xét xử kín thì quyết định của bản án có phải công khai hay không?

Theo Điều 31 Hiến pháp 2013 quy định:

"Điều 31.
1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
2. Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai.
3. Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm.
4. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.
5. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật."

Theo Điều 327 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về tuyên án như sau:

"Điều 327. Tuyên án
Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án. Trường hợp xét xử kín thì chỉ đọc phần quyết định trong bản án. Sau khi đọc xong có thể giải thích thêm về việc chấp hành bản án và quyền kháng cáo."

Như vậy, đối với những trường hợp cần thiết, tòa án được xét xử kín theo quy định, tuy nhiên, bản án phải được công khai ít nhất là quyết định của bán án theo các quy định nêu trên.

Xét xử kín
Bạo hành trẻ em
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phát hiện hành vi bạo hành trẻ em, phải báo cho ai để tố cáo? Bạo hành trẻ em đi tù bao nhiêu năm?
Pháp luật
Người bắt trẻ em đi bán vé số để trục lợi cho bản thân thì có vi phạm pháp luật không và bị phạt bao nhiêu tiền?
Việc bạo hành trẻ em được pháp luật xử lý ra sao?
Việc bạo hành trẻ em được pháp luật xử lý ra sao? Hành vi bạo hành trẻ em biểu hiện như thế nào? Bạo hành trẻ em sẽ xảy ra vấn đề gì?
Pháp luật
Bạo hành trẻ em có được phép xét xử kín? Xét xử kín thì quyết định của bản án có phải công khai hay không?
Pháp luật
Giám định trẻ em bị hành hạ, ngược đãi được thực hiện theo quy trình như thế nào? Mẫu kết luận giám định trẻ em bị hành hạ, ngược đãi là gì?
Pháp luật
Hành vi lợi dụng việc chăm sóc thay thế để bóc lột sức lao động của trẻ em bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Những hành vi như thế nào được xem là bóc lột trẻ em? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi bóc lột trẻ em là bao nhiêu?
Pháp luật
Người có hành vi ép buộc trẻ em đi xin ăn sẽ bị xử phạt như thế nào? Ai có thẩm quyền xử phạt hành vi ép buộc trẻ em đi xin ăn?
Pháp luật
Bạo hành trẻ em là gì? Khi phát hiện người có hành vi bạo hành trẻ em thì cần xử lý như thế nào?
Pháp luật
Cha mẹ có hành vi bạo hành con trai nhỏ tuổi được hiểu như thế nào? Cha mẹ có hành vi bạo hành con trai nhỏ tuổi thì bị ở tù bao nhiêu năm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xét xử kín
1,434 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xét xử kín Bạo hành trẻ em
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: