Hơn 900.000 người lao động nông thôn sẽ được đào tạo nghề nông nghiệp giai đoạn 2022-2025?

Cho hỏi có phải hơn 900.000 người lao động nông thôn sẽ được đào tạo nghề nông nghiệp giai đoạn 2022-2025? - Câu hỏi của bạn Hùng từ Tiền Giang.

Hơn 90.000 người lao động nông thôn sẽ được đào tạo nghề giai đoạn 2022-2025?

Căn cứ mục tiêu cụ thể được nêu tại tiểu mục 2 Mục II Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022-2025 ban hành kèm theo Quyết định 3685/QĐ-BNN-KTHT năm 2022 có nêu mục tiêu thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn như sau:

- Đào tạo nghề cho 910.400 lao động nông thôn làm nông nghiệp, trong đó tập trung đào tạo để nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ. Cụ thể:

+ Đào tạo trên 17.764 người nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý các hợp tác xã nông nghiệp để đảm bảo mục tiêu “80% giám đốc hợp tác xã được đào tạo sơ cấp nghề” theo Quyết định 340/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Đào tạo cho 892.636 lao động nông thôn tham gia các vùng nguyên liệu; lao động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người lao động có thu nhập thấp nhằm giảm nghèo bền vững.

- Đào tạo thí điểm để đưa lao động nông nghiệp đi xuất khẩu lao động theo diện hợp đồng.

- Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho người tham gia công tác quản lý, giảng dạy nghề nông nghiệp.

Theo đó, chỉ tiêu đào tạo được đề ra là 910.400 lao động nông thôn trình độ sơ cấp và thường xuyên, cụ thể hơn căn cứ Mục 3 Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022-2025 ban hành kèm theo Quyết định 3685/QĐ-BNN-KTHT năm 2022. Trong đó, nêu rõ:

- Giao chỉ tiêu đào tạo cho các địa phương tổ chức thực hiện: 898.947 người.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan đoàn thể đặt hàng các cơ sở đào tạo nghề có đủ điều kiện và năng lực để tổ chức thực hiện: 11.453 người.

Chi tiết về số lượng chỉ tiêu tại từng địa phương được nêu tại Phụ lục 1, Phụ lục 2 kèm theo Quyết định 3685/QĐ-BNN-KTHT năm 2022.

Hơn 900.000 người lao động nông thôn sẽ được đào tạo nghề nông nghiệp giai đoạn 2022-2025?

Hơn 900.000 người lao động nông thôn sẽ được đào tạo nghề nông nghiệp giai đoạn 2022-2025? (Hình từ Internet)

Định hướng ngành nghề đào tạo trong Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn là như thế nào?

Căn cứ tiểu mục 3 Mục III Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022-2025 ban hành kèm theo Quyết định 3685/QĐ-BNN-KTHT năm 2022 có nội dung đề cập về định hướng ngành nghề đào tạo như sau:

- Đào tạo các nghề để thực hiện các Chương trình MTQG; các chương trình, đề án mà ngành nông nghiệp và phát triển nông thông chủ trì như

+ Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam tại Quyết định 801/QĐ-TTg năm 2022;

+ Chương trình mỗi xã một sản phẩm tại Quyết định 919/QĐ-TTg năm 2022;

+ Phát triển du lịch nông thôn tại Quyết định 922/QĐ-TTg năm 2022;

+ Đề án nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của các hợp tác xã nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long tại Quyết định 854/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ và Đề án phát triển vùng nguyên liệu Nông lâm thủy sản đạt chuẩn phục vụ chế biến và tiêu thụ giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định 1088/QĐ-BNN-KTHT năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các chương trình, đề án trọng tâm khác của ngành.

- Đào tạo nghề “Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp” cho các hợp tác xã nông nghiệp để đảm bảo mục tiêu “80% giám đốc hợp tác xã được đào tạo sơ cấp nghề” theo Quyết định 340/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.

- Đào tạo nâng cao giá trị các sản phẩm chủ lực, phát triển sản phẩm OCOP, các sản phẩm mang đậm bản sắc dân tộc vùng miền, gắn với du lịch nông nghiệp nông thôn. Đào tạo cho người lao động biết ứng dụng các công nghệ thông tin, áp dụng các quy trình sản xuất tốt, tiên tiến, công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, an toàn, thích ứng với biến đổi khí hậu; đào tạo nâng cao kỹ năng về quản lý, quản trị marketing, tài chính và biết xây dựng các phương án sản xuất đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Kinh doanh nông nghiệp; dịch vụ nông nghiệp, nông thôn (du lịch và môi trường); các nghề mới, nghề giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Đào tạo cho người lao động nắm được các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp thông minh, quy trình kỹ thuật mới, công nghệ mới trong sản xuất, chế biến, quản lý vùng chuyên canh, truy xuất nguồn gốc, mô hình kinh tế tuần hoàn sử dụng hiệu quả phụ phẩm nông nghiệp. Phát triển quản lý chuỗi cung ứng nông sản theo ứng dụng blockchain từ sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Bổ sung các nghề mới, nghề đặc thù thu hút nhiều lao động nông thôn và đáp ứng với các yêu cầu phát triển kinh tế nông thôn trong thời gian tới: Dịch vụ nông nghiệp nông thôn, sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản, thủy sản; kinh doanh nông nghiệp; sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp số; marketing, cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp và giám đốc hợp tác xã nông nghiệp.

- Đối với các nghề Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng khung chương trình, giáo trình giai đoạn trước đề nghị các địa phương tiếp tục kế thừa, cập nhật, bổ sung những kiến thức, kỹ năng sản xuất, kinh doanh, chế biến mới, phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh; đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn.

Kinh phí và cơ chế tài chính thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022-2025?

Căn cứ tiểu mục 2 Mục III Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022-2025 ban hành kèm theo Quyết định 3685/QĐ-BNN-KTHT năm 2022 có nội dung như sau:

- Về kinh phí

+ Kinh phí thực hiện được bố trí từ ngân sách Nhà nước hằng năm cho các địa phương và cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ các hoạt động phát triển giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong 3 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 và các Chương trình, Đề án khác có liên quan.

+ Kinh phí từ ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác cho các hoạt động đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

- Cơ chế tài chính thực hiện

+ Các địa phương tự cân đối ngân sách phải đảm bảo kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện các nội dung.

+ Ngân sách Trung ương hỗ trợ kinh phí để thực hiện nội dung đào tạo nghề nông nghiệp cho các địa phương chưa tự cân đối ngân sách thông qua các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025. Ưu tiên bố trí ngân sách để triển khai thực hiện các nội dung đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

+ Huy động thêm nguồn lực của các tổ chức quốc tế, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng để bổ sung cho việc thực hiện.

Lao động nông thôn
Đào tạo nghề
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Để chứng minh việc đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ ở nước ngoài cần những tài liệu nào?
Pháp luật
Công ty thu học phí khi đào tạo nghề cho người lao động thì có vi phạm quy định không? Nếu vi phạm thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Khi được doanh nghiệp cử đi đào tạo học nghề thì người lao động sẽ có những quyền lợi như thế nào?
Pháp luật
Người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề tối đa bao nhiêu tiền để chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động?
Pháp luật
Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH: Thực hiện nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với nhu cầu thị trường?
Pháp luật
Người sử dụng lao động được dạy nghề cho người lao động từ bao nhiêu tuổi trở lên? Đào tạo người dưới tuổi quy định bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Đề xuất cấu trúc của giáo trình đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì trong việc bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho người lao động?
Pháp luật
Hơn 900.000 người lao động nông thôn sẽ được đào tạo nghề nông nghiệp giai đoạn 2022-2025?
Pháp luật
Hỗ trợ lao động nông thôn: Thực hiện đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho người lao động?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lao động nông thôn
863 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lao động nông thôn Đào tạo nghề
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: