Tổ chức diễu binh có gì khác với duyệt binh, diễu hành? Có được tổ chức cả 3 hình thức trên trong một sự kiện?

Xin cho biết, tổ chức diễu binh có gì khác với duyệt binh, diễu hành? Có được tổ chức cả 3 hình thức trên trong một sự kiện? anh Duyệt - TP. Hà Nội

Khái niệm diễu binh có gì khác với duyệt binh, diễu hành?

Hiện nay, tuy chưa có văn bản quy định rõ về các khái niệm hoạt động duyệt binh, diễu binh, diễu hành. Tuy nhiên, từ thực tiễn áp dụng các hoạt động trên mà có thể hiểu như sau:

- Duyệt binh là kiểm tra một cách tượng trưng đội ngũ của lực lượng vũ trang tập hợp lại để biểu dương sức mạnh về quân sự trong buổi lễ long trọng.

- Diễu binh là lực lượng vũ trang lần lượt diễu qua lễ đài hoặc trên đường phố, hàng ngũ chỉnh tề, động tác thống nhất, để biểu dương sức mạnh.

- Diễu hành là đoàn người đi thành hàng ngũ diễu qua trước lễ đài hoặc trên đường phố để biểu dương sức mạnh.

Như vậy, diễu binh, duyệt binh, diễu hành cũng đều là hoạt động để biểu dương sức mạnh trong một sự kiện lớn của đất nước nhưng 03 hình thức này sẽ có sự tổ chức, sắp xếp, nguyên tắc hoạt động khác nhau.

tổ chức diễu binh

Tổ chức diễu binh có gì khác với duyệt binh, diễu hành? Có được tổ chức cả 3 hình thức trên trong một sự kiện?(Hình internet)

Có tổ chức duyệt binh, diễu binh, diễu hành trong cùng một sự kiện được không?

Tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP đã liệt kê các ngày lễ lớn bao gồm:

Điều 4. Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945)

- Với thực tế hoạt động tổ chức duyệt binh, diễu binh, diễu hành là nghi thức quan trọng được diễn ra để kỷ niệm các sự kiện lớn. Việt Nam có thể chỉ tổ chức lễ duyệt binh hoặc diễu binh, diễu hành, tuy nhiên cũng có thể tổ chức cả duyệt binh và diễu binh, diễu hành trong cùng một sự kiện để hưởng ứng, kỷ niệm sự kiện đó cũng như để biểu dương sức mạnh.

Việc tổ chức diễu binh, diễu hành, duyệt binh trong lễ kỷ niệm thực hiện như thế nào?

Căn cứ Điều 12 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định thực hiện tổ chức diễu binh, diễu hành, duyệt binh

- Việc tổ chức diễu binh, diễu hành, duyệt binh trong lễ kỷ niệm thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền

- Như vậy, có thể hiểu nôm na rằng, nếu sự kiện đó tổ chức cả duyệt binh và diễu binh, diễu hành thì lực lượng vũ trang sẽ duyệt binh tại Quảng trường Ba Đình trước sự chứng kiến của lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước (bao gồm là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội); lãnh đạo Bộ Quốc phòng, sau đó lực lượng diễu binh, diễu hành sẽ đi đều ở các tuyến phố để biểu dương sức mạnh.

- Thực tế, diễu binh và diễu hành thường đi đôi với nhau trong đó khối hồng kỳ và quân sự đi trước, các khối dân sự đi sau:

+ Trong diễu binh khối quân sự chủ yếu được trang bị vũ khí khí tài cá nhân. Tác dụng chủ yếu là biểu dương lực lượng mang tính quần chúng.

+ Trong đó, các lễ duyệt binh hầu như chỉ có sự tham gia của các khối quân sự thuộc nhiều quân binh chủng, nhằm biểu dương sức mạnh quân sự và tiềm lực quân sự của quốc gia.

+ Còn có cả vũ khí, khí tài cá nhân với các trang thiết bị của các quân binh chủng như xe tăng, pháo, thiết giáp, máy bay…

Đội hình, cự ly, giãn cách đội ngũ Công an nhân dân khi tổ chức diễu binh thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 99 Thông tư 18/2012/TT-BCA quy định về Điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành quy định:

-Tổ chức đội hình diễu binh có nhiều khối, mỗi khối gồm:

+ Chỉ huy khối

+ Tổ Công an kỳ;

+ Các thành viên của khối.

- Quy mô, số lượng các khối do Ban tổ chức quy định.

Bên cạnh đó, nguyên tắc sắp xếp đội hình khối tại Điều 100 Thông tư 18/2012/TT-BCA như sau:

- Căn cứ vào tình hình thực tế ở từng đơn vị, để xác định chiều cao của cán bộ, chiến sĩ sao cho phù hợp;

- Sắp xếp đội hình khối theo nguyên tắc cao trên, thấp dưới, cao bên phải, thấp bên trái trong một hàng ngang;

- Các khối sĩ quan đi trước, hạ sĩ quan đi sau, các khối nam đi trước, nữ đi sau, các khối không có súng đi trước, có súng đi sau.

Đồng thời tại Điều 101 Thông tư 18/2012/TT-BCA quy định về cự ly, gián cách, số chuẩn trong khối khi diễu binh như sau:

(1) Cự ly

- Khối trưởng cách Tổ Công an kỳ 2 mét (m);

- Tổ Công an kỳ cách hàng ngang thứ nhất 3 mét (m);

- Khoảng cách giữa các khối: Căn cứ vào quân số đội hình khối để quy định cự ly giữa các khối cho phù hợp.

(2) Gián cách: Thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 4 Thông tư này

(3) Các số chuẩn: Trong từng khối có số chuẩn chính và chuẩn phụ, các số 1 hàng ngang (hàng dọc bên phải) là chuẩn chính, các số chuẩn phụ do chỉ huy khối quy định.

Bên cạnh đó, Thông tư 18/2012/TT-BCA cũng quy định nhiệm vụ của khối trưởng, Tổ Công an kỳ và các số chuẩn khi tổ chức diễu binh, cụ thể:

- Nhiệm vụ của khối trưởng:

+ Giữ đúng tốc độ quy định 106 bước/phút

+ Giữ đúng hướng đi và cự ly với khối đi trước

+ Dùng khẩu lệnh để chỉ huy khối thực hiện các động tác.

- Nhiệm vụ Tổ Công an kỳ:

+ Đồng chí vác Công an kỳ giữ đúng cự ly, đi thẳng đường với khối trường; điều chỉnh cự ly và hướng của khối trưởng

+ Hai đồng chí bảo vệ Công an kỳ giữ đúng giãn cách với đồng chí vác Công an kỳ và giữ thẳng hàng ngang

+ Khi đi nghiêm chào Tổ Công an kỳ không đánh mặt để giữ hàng, giữ hướng của khối.

- Nhiệm vụ các số chuẩn:

+ Duy trì cự ly, giãn cách, thẳng hàng ngang, hàng dọc toàn khối

+ Các số 1 hàng ngang (hàng dọc bên phải – hàng biên) đi theo đường chuẩn biên

+ Khi đi nghiêm chào, số chuẩn chính không đánh mặt để giữ hàng, giữ hướng của khối, các số khác đánh mặt nhìn lên lễ đài chào

Như vậy, hoạt động diễu binh của đơn vị Công an nhân dân được thực hiện rất nghiêm ngặt và tuân thủ tuyệt đối các quy định của Điều lệnh đội ngũ.

Tổ chức diễu binh
Công an nhân dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ngày truyền thống Công an nhân dân được ấn định từ khi nào? Chiến sĩ Công an nhân dân được hưởng những chế độ phụ cấp, trợ cấp gì?
Pháp luật
Ngày truyền thống của Công an nhân dân là ngày nào? Đối tượng nào được ưu tiên tuyển chọn vào Công an nhân dân?
Pháp luật
Thông tin địa chỉ liên lạc của Công an huyện Củ Chi? Người giữ chức vụ Trưởng Công an huyện cần đạt cấp bậc hàm tối thiểu nào?
Pháp luật
Chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường Công an nhân dân năm 2024? Phương thức tuyển sinh như thế nào?
Pháp luật
Tổ chức diễu binh có gì khác với duyệt binh, diễu hành? Có được tổ chức cả 3 hình thức trên trong một sự kiện?
Pháp luật
Thông báo tuyển sinh Công an nhân dân năm 2023? Thời gian tổ chức kỳ thi đánh giá tuyển sinh Công an nhân dân năm 2023 là khi nào?
Pháp luật
Lịch thi đánh giá tuyển sinh Công an nhân dân năm 2023? Điều kiện dự thi công an được quy định như thế nào?
Pháp luật
Đề thi tham khảo đánh giá tuyển sinh Công an nhân dân năm 2023 của Bộ Công an? Cách tính điểm thi Công an nhân dân như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn tuyển sinh công an nhân dân 2024? Tuyển sinh công an nhân dân năm 2024 như thế nào?
Pháp luật
Đề thi tham khảo của Bộ công an kỳ thi đánh giá năm 2024 ra sao? Cấu trúc đề thi gồm có mấy phần?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tổ chức diễu binh
39,507 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tổ chức diễu binh Công an nhân dân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: