Giới tài chính quốc tế đánh giá: Chính sách kinh tế của Việt Nam đã thành công

14/05/2010 11:10 AM

Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đều cho rằng nền kinh tế hiện đã tốt hơn so với 1 năm trước, và sẽ còn cải thiện hơn nữa trong 1 năm tới.

Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đều cho rằng nền kinh tế hiện đã tốt hơn so với 1 năm trước, và sẽ còn cải thiện hơn nữa trong 1 năm tới.

Đây là kết quả thăm dò của Công ty Dịch vụ thông tin tài chính WVB Việt Nam (WVB FISL) và Công ty cổ phần Đầu tư và Tư vấn tài chính dầu khí (PVFC Invest).

Cụ thể, 80% doanh nghiệp (DN) cho rằng nền kinh tế hiện đã tốt hơn so với 1 năm trước; 89% tin rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ còn cải thiện hơn nữa trong 1 năm tới.

Những con số củng cố niềm tin

Các chuyên gia khẳng định, kinh tế nước nhà đã vượt qua giai đoạn đáy suy thoái và đang có xu hướng phục hồi. Giới phân tích nước ngoài đánh giá Việt Nam đã lập được kỳ tích khi đạt mức tăng trưởng GDP 5,32%, trong giai đoạn kinh tế toàn cầu suy thoái...

Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á 2010 do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 13/4 vừa qua nhận định, nhờ các giải pháp chính sách kịp thời và mạnh mẽ, Việt Nam đã vượt qua suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2009, dự kiến sẽ tăng trưởng cao hơn vào năm 2010 và 2011.

Theo dự báo này, Việt Nam sẽ đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á với mức tăng trưởng GDP 6,5% năm nay và 6,8% năm 2011. Báo cáo nhấn mạnh tầm quan trọng của ổn định kinh tế vĩ mô đối với Việt Nam.

Bởi lẽ, điều này sẽ tạo ra niềm tin cho các nhà đầu tư và là yếu tố chính giúp Việt Nam thu hút lượng đầu tư nước ngoài lớn và bảo đảm mức thặng dư tài khoản vốn cao hơn thâm hụt tài khoản vãng lai và qua đó làm tăng dự trữ ngoại tệ.

GS. TS Nguyễn Mại, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và đầu tư thì cho rằng, chúng ta đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất trong năm 2008 và 2009. Năm 2010 tuy vẫn còn khó khăn nhưng những dự báo không còn bi quan như đầu các năm trước, do đó không có lý do gì mà cơ quan quản lý và DN Việt Nam không đạt được những mục tiêu kinh tế - xã hội của năm.

Như là một minh chứng cho các nhận định trên đây, tình hình kinh tế-xã hội của cả nước tiếp tục có chuyển biến tích cực.

Tại phiên họp Chính phủ đầu tháng 5, các thành viên Chính phủ dự báo, với sự chung sức đồng lòng của cả hệ thống chính trị, sự nỗ của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, GDP quí II/2010 sẽ tăng trưởng cao hơn khoảng 0,4 – 0,5% so với quý I (5,83%).

Dấu ấn điều hành của Chính phủ

Theo GS Nguyễn Mại, Chính phủ đã thành công và đã có nhiều kinh nghiệm điều hành nền kinh tế đầy khó khăn do lạm phát cao (năm 2008) và suy giảm (năm 2009).

Mục tiêu hàng đầu mà Chính phủ đề ra cho năm 2010 là ổn định kinh tế vĩ mô. Theo GS Nguyễn Mại, để đạt được mục tiêu này, yếu tố quan trọng là sự an toàn các cân đối lớn của nền kinh tế.

Cho rằng để giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, không phải cứ chốt lại các cân đối là xong mà điều quan trọng là chính sách cần linh hoạt, GS Nguyễn Mại cũng nhắc lại rằng, sự linh hoạt phải đi liền với sự nhất quán và minh bạch để DN, nhà đầu tư tiên liệu tốt hơn và đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả hơn. Trong bối cảnh nền kinh tế đã dần trở lại ổn định với các cơ hội mở ra nhiều hơn, DN nên hướng tới mục tiêu dài hơi với các chiến lược cụ thể.

Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á 2010 của ADB hoan nghênh việc Chính phủ Việt Nam đã có một số bước đi nhằm cải thiện năng lực quản trị và môi trường kinh doanh năm 2009.

Các nỗ lực hiện nay của Chính phủ như phát triển Cổng TTĐT Chính phủ để đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân và DN; triển khai Đề án 30 nhằm giảm các thủ tục hành chính được đánh giá là những chính sách đúng đắn. Sự ổn định và hiệu quả của nền hành chính sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam.

Thành công trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ trong thời gian qua đã góp phần củng cố niềm tin của các nhà đầu tư. Theo khảo sát nói trên, 52% DN được khảo sát dự tính sẽ tăng thêm nguồn nhân lực và 71% DN tin rằng lợi nhuận sẽ tăng lên trong năm 2011.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 871

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn