Căn cứ xây dựng kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
26/04/2024 13:56 PM

Cho tôi hỏi hiện nay căn cứ để xây dựng kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ là gì? - Trâm Anh (Nam Định)

Căn cứ xây dựng kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ

Căn cứ xây dựng kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ (Hình ảnh từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải quyết như sau:

Ngày 08/4/2024, Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư 04/2024/TT-TTCP quy định việc xây dựng, phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra và ban hành kế hoạch thanh tra.

Căn cứ xây dựng kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ

Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 04/2024/TT-TTCP quy định về căn cứ xây dựng kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ bao gồm:

- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ;

- Định hướng chương trình thanh tra đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

-Yêu cầu công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ;

- Yêu cầu công tác quản lý nhà nước và việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại hằng năm của các bộ, ngành, địa phương;

- Các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật được đăng tải trên báo chí hoặc dư luận xã hội quan tâm;

- Các căn cứ khác theo quy định của pháp luật.

Hiện hành, theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 01/2014/TT-TTCP quy định về căn cứ xây dựng kế hoạch thanh tra của Thanh tra chính phủ như sau:

- Định hướng chương trình thanh tra đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

- Yêu cầu công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ;

- Yêu cầu công tác quản lý nhà nước; việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế, xã hội hàng năm của các bộ, ngành, địa phương;

- Các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật được đăng tải trên báo chí hoặc dư luận xã hội quan tâm;

- Căn cứ khác theo quy định của pháp luật.

 

Thủ tục xây dựng kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ

Tại khoản 4 Điều 9 Thông tư 04/2024/TT-TTCP quy định về trình tự, thủ tục xây dựng kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ như sau:

- Trên cơ sở thông tin, tài liệu thu thập được, đơn vị chủ trì xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra;

- Đơn vị chủ trì lấy ý kiến của các vụ, cục, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ tham gia vào dự thảo kế hoạch thanh tra;

- Khi thấy cần thiết, đơn vị chủ trì tham mưu Tổng Thanh tra Chính phủ làm việc với các cơ quan có liên quan để thống nhất nội dung dự thảo kế hoạch thanh tra;

- Đơn vị chủ trì tiếp thu các ý kiến tham gia, hoàn thiện dự thảo kế hoạch thanh tra, xin ý kiến của các Phó Tổng Thanh tra Chính phủ và trình Tổng Thanh tra Chính phủ.

Hiện hành, tại khoản 5 Điều 9 Thông tư 01/2024/TT-TTCP quy định về trình tự, thủ tục xây dựng kế hoạch thanh tra như sau:

- Soạn thảo tờ trình, dự thảo kế hoạch thanh tra;

- Lấy ý kiến của các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ vào dự thảo kế hoạch thanh tra. Trong trường hợp cần thiết tiến hành làm việc với các cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán để thống nhất nội dung kế hoạch thanh tra;

- Tiếp thu ý kiến góp ý của các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ để hoàn chỉnh dự thảo kế hoạch thanh tra; xin ý kiến các Phó Tổng Thanh tra Chính phủ vào dự thảo kế hoạch thanh tra trước khi trình Tổng Thanh tra Chính phủ xem xét, ký ban hành.

Xem thêm Thông tư 04/2024/TT-TTCP có hiệu lực kể từ ngày 30/5/2024, thay thế Thông tư 01/2014/TT-TTCP quy định việc xây dựng, phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra.

Tô Quốc Trình

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 216

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn